Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

 

 

 

ĐỰƠC CHỌN GIỮA LOÀI NGƯỜI
VÀ CHO LOÀI NGƯỜI  (x. Dt, 5.1)

 

GIÁO SĨ:

Xuất phát từ giáo dân, hiện diện vì giáo dân và cậy dựa vào giáo dân

 

ĐỂ CÙNG LÀM VINH DANH THIÊN CHÚA

 

www.conggiaovietnam.net                          giaosivietnam@gmail.com

Đặc San Điện Tử    Giáo Sĩ Việt Nam    Số 32, Chúa Nhật 14.01.2007


MỤC LỤC 

Lời Giới Thiệu Tổng Quát Về Công Ðồng                          Bản dịch Việt ngữ của GHHV Pio X

MẸ MARIA: SỐNG LỜI CHÚA, SỐNG THÁNH THỂ  VÀ...                                               GSVN

GẦN NHÀ XA NGÕ                                                                                   Lm. Đỗ Vân Lực, op.

THẦN HỌC VỀ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN TỪ VATICAN II                         Trần Hữu Hạnh, fsf

Tôi trở thành một Kitô Hữu                                                                        Phùng Văn Phụng

"Chúng ta là người hành khất.“                                                        Lm. Nguyễn Ngọc Long

NGƯỜI BIẾT YÊU CHÍNH MÌNH LÀ NGƯỜI BIẾT YÊU TẤT CẢ     Lm. GiuNgô Văn Thích, op.

MỘT FILE TRONG MÁY VI TÍNH                                               Phó tế GB. Nguyễn Văn Định

VÒNG TAY PAUL SEITZ                                                                              Peter Vũ Văn Quí

Tác phẩm ĐÀO TẠO VÀ TỰ ĐÀO TẠO... (tiếp theo)      Lm. Micae-Phaolô TRẦN MINH HUY

CÀ RỐT, Nhân Sâm của người Nghèo                                                  Bác sỹ Nguyễn Ý Đức


Lời Giới Thiệu Tổng Quát Về Công Ðồng

 

LTS. Sau hơn bốn mươi năm, phần đông Dân Chúa VN vẫn rất xa lạ với những tài liệu canh tân rất quan trọng của Công Đồng Vatican 2. GSVN cố gắng, dù phương tiện rất giới hạn, để có thể dần dần đăng tải các tài liệu này.

 Vừa qua, chúng ta đã có Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải của Thiên Chúa (Dei Verbum) do HDGMVN phát hành rộng rãi, ngoài ra GSVN cũng đã đăng các tài liệu: Sắc Lệnh về Chức Vụ và Ðời Sống các Linh Mục (Presbyterorum Ordinis); - Sắc Lệnh về Ðào Tạo Linh Mục (Optatam Totius); - Sắc Lệnh về Canh Tân Thích Nghi Ðời Sống Dòng Tu (Perfectae Caritatis)

GSVN sẽ còn tiếp tục giới thiệu những văn kiện khác nữa của Công Đồng với quí độc giả xa gần.

 

I. Một Vài Khái Niệm Về Các Công Ðồng

 

A. Ðịnh Nghĩa Công Ðồng:

Công Ðồng là gì? Ðó là câu hỏi mà thiết tưởng cần được trả lời trước hết.

Một cách tổng quát Công Ðồng là một hội nghị gồm các Giám Mục cùng một số chức vị trong Giáo Hội chính thức nhóm họp với mục đích bàn luận và quyết định những vấn đề thuộc giáo lý hoặc qui luật của Giáo Hội.

Có những cấp bậc Công Ðồng khác nhau, được kể trong hai loại tổng quát: Công Ðồng phổ quát và Công Ðồng riêng. Công Ðồng phổ quát còn được gọi là Công Ðồng Chung. Theo pháp chế hiện hành của Giáo Hội, Công Ðồng Chung là một hội nghị toàn thể các Giám Mục của Giáo Hội, được triệu tập do và dưới thẩm quyền của Ðức Giáo Hoàng. Từ ngữ "chung" được dịch từ một tỉnh từ Hy Lạp mang ý nghĩa "thuộc về mọi phần đất có người ở": nghĩa là chỉ toàn thể thế giới.

Trước Công Ðồng Vaticanô II, chỉ có những Giám Mục tông tòa mới có quyền tham dự Công Ðồng Chung. Nhưng ngày nay, Sắc lệnh về Nhiệm Vụ Giám Mục xác định lại: "Thánh Công Ðồng chế định: mọi Giám Mục đều có quyền tham dự Công Ðồng Chung, vì là thành phần của cộng đoàn Giám Mục" (GM 4). Thứ đến, được gọi là Công Ðồng riêng, một hội nghị gồm các Giám Mục của khu vực nào đó trong Giáo Hội. Công Ðồng riêng được gọi là Ðại Công Ðồng, nếu hội nghị gồm các Giám Mục của nhiều giáo tỉnh khác nhau, dưới quyền chủ tọa của Sứ Thần Tòa Thánh. Nếu chỉ có các Giám Mục của một giáo tỉnh, dưới quyền chủ tọa của Tổng Giám Mục hay một Giám Mục thâm niên công vụ, thì Công Ðồng được gọi là Công Ðồng tỉnh. Ngoài ra, chúng ta còn có thể kể thêm vài loại khác như Công Ðồng toàn quốc, Công Ðồng toàn miền, v.v...

Chúng ta còn thấy có những hội nghị Giám Mục khác, chẳng hạn như các thượng hội đồng. Thượng hội đồng giáo phận được dùng để chỉ những phiên họp của vị Giám Mục giáo phận với hàng giáo sĩ của mình. Còn thượng hội đồng Giám Mục là một hội nghị, được thành lập ngay sau Công Ðồng Vaticanô II, gồm những Giám Mục được chọn trong số các Giám Mục toàn thế giới, do chính Ðức Giáo Hoàng triệu tập, với mục đích cùng tìm hiểu và cố vấn cho Ngài trong những vấn đề có tính cách thời sự của Giáo Hội.

B. Thẩm quyền của Công Ðồng:

Công Ðồng giữ thẩm quyền tối thượng trong Giáo Hội. Nền tảng này dựa vào chính ý muốn của Chúa Kitô là Ðấng đã ban quyền cho các Tông Ðồ và những người kế vị các Ngài, để dạy dỗ và điều khiển Giáo Hội.

Công Ðồng Chung là cơ quan lập pháp và giáo huấn tối cao của Giáo Hội. Thực ra, đó chính là Giám Mục Ðoàn qui tụ về một nơi. Những sắc lệnh giáo lý của Công Ðồng này giữ một giá trị giáo thuyết rất cao: với một vài điều kiện, chúng thành bất khả ngộ.

Những sắc lệnh Công Ðồng có thể chia làm hai loại: giáo lý hoặc qui luật. Sắc lệnh về qui luật đề cập đến luật lệ, tập quán, nghi lễ v.v... Sắc lệnh về giáo lý nhằm ngay đến giáo lý mạc khải, làm sáng tỏ những điểm còn nghi ngờ, xác quyết những chân lý bị lạc giáo chối từ v.v... Vì thế, trong những sắc lệnh về loại này, chúng ta thấy có những "định thức". Gọi là định thức, những công thức ngắn về một điểm của giáo lý, hoặc xác quyết một chân lý, hoặc lên án một lạc giáo, và kết thúc bằng phán quyết "tuyệt thông". Giáo lý ở các định thức thuộc về tín điều: chối bỏ sẽ bị liệt vào hàng lạc giáo.

C. Các Công Ðồng trong lịch sử:

Trước hết chúng ta nói đến Công Ðồng "Giêrusalem". Ðó là cuộc hội nghị của các Tông Ðồ và những môn đồ khác, vào khoảng năm 48-50 (x. CvSđ 15). Giáo Hội sơ khai đã bắt đầu tổ chức hội nghị công đồng rất sớm, vì thực sự đó chính là sự thể hiện tính cách cộng đoàn của Giám Mục. Ngay trước thời kỳ thanh bình dưới đời vua Constantinô, đầu thế kỷ thứ IV, cũng đã có Công Ðồng Elvira (Tây Ban Nha), nổi tiếng trong quyết nghị công bố luật độc thân giáo sĩ. Sau đó, do lệnh vua Constantinô, Công Ðồng Arles (Pháp) được nhóm họp để chống lại lạc giáo Ðonatô. Cũng chính vị Hoàng Ðế này triệu tập Công Ðồng Chung thứ nhất ở Nicea (Nikaia) vào năm 325.

Bảy Công Ðồng Chung đầu tiên đã có một thẩm quyền đặc biệt: ngày nay Giáo Hội Ðông Phương và Tây Phương cũng như nhiều người Tin Lành đều nhìn nhận. Tất cả bảy Công Ðồng đó đều được triệu tập do hoàng đế (hay nữ hoàng) chứ không do Ðức Giáo Hoàng: và đôi khi chống lại Ðức Giáo Hoàng, như Công Ðồng Chung thứ II thành Constantinopla. Thẩm quyền của những Công Ðồng Chung đó dựa vào sự chấp nhận của Giáo Hội phổ quát, bởi Giáo Hội nhìn thấy ở đó sự phản chiếu trung thành của Mạc Khải. Sau đây là danh sách:

1. Công Ðồng Nicea (Nikaia) năm 325: thành phần tham dự gồm khoảng 300 Giám Mục Ðông Phương, 4 Giám Mục Tây Phương, với 2 linh mục Roma giữ chức vụ sứ thần cho Ðức Giáo Hoàng Silvester I. Công Ðồng lên án lạc giáo Ariô, và định tín rằng Ngôi Lời đồng bản tính với Ðức Chúa Cha.

2. Công Ðồng Constantinopla I, năm 381: do Hoàng Ðế Theođosiô triệu tập. Khoảng 186 Giám Mục Ðông Phương tham dự. Không có một Giám Mục Tây Phương nào. Ðức Giáo Hoàng Ðamasô không được phép chủ tọa. Công Ðồng lên án lạc giáo Maceđôniô, và tuyên bố thiên tính của Chúa Thánh Thần.

3. Công Ðồng Êphesô, năm 431: do Hoàng Ðế Theođosiô II triệu tập. Thành phần tham dự: khoảng 250 Giám Mục Ðông Phương, 1 Giám Mục Tây Phương và 1 phó tế thành Carthagô, cùng với 3 Sứ thần của Ðức Giáo Hoàng Celestinô I (2 Giám Mục và 1 linh mục). Công Ðồng lên án 2 thủ lãnh lạc giáo: Nestoriô và Pelagiô. Công Ðồng tuyên bố Ðức Maria là Mẹ Thiên Chúa, và xác định sự Ngôi hiệp nơi Chúa Kitô.

4. Công Ðồng Calceđonia (Khalkedon), năm 451. Hoàng Ðế Marcianô đứng ra triệu tập. Thành phần tham dự: có lẽ khoảng 600 Giám Mục Ðông Phương, 2 Giám Mục Phi Châu và 3 Sứ thần của Ðức Giáo Hoàng Lêô I (2 Giám Mục và 1 linh mục). Công Ðồng lên án thủ lãnh lạc giáo Eutiches, và tuyên bố Chúa Kitô có một ngôi vị và hai bản tính.

5. Công Ðồng Constantinopla II, năm 553, do Hoàng Ðế Giustinianô I triệu tập. Thành phần tham dự: khoảng 150 Giám Mục Ðông Phương, 8 Giám Mục Phi Châu. Ðức Giáo Hoàng Vigiliô không muốn tham dự (mặc dầu Ngài có mặt ở Constantinopla cùng với 16 Giám Mục La tinh). Công Ðồng lên án "Ba Giảng Thuyết" tức các tác giả: Origenes, Theođoretô và Ibas.

6. Công Ðồng Constantinopla III, năm 680. Thành phần tham dự: 165 Giám Mục Ðông Phương, 6 Giám Mục Tây Phương, và 3 Sứ thần của Ðức Giáo Hoàng Agathon (2 linh mục và 1 phó tế). Công Ðồng lên án lạc giáo nhị-tính-nhất-ý và dạy rằng Chúa Kitô có 2 ý chí.

7. Công Ðồng Nicea II (Nikaia), năm 787. Hơn 300 Giám Mục Ðông Phương và 2 Sứ thần của Ðức Giáo Hoàng Hadrianô I (1 linh mục hạt trưởng và 1 linh mục) tham dự. Công Ðồng lên án phái chủ trương bác bỏ việc tôn kính ảnh tượng.

Ðối với 7 Công Ðồng vừa kể trên, người ta không đặt vấn đề nghi ngờ về giá trị. Nhưng với Công Ðồng thứ 8 mà chúng ta sắp nói đến, có nhiều bất đồng ý kiến.

8. Công Ðồng Constantinopla IV: Theo Công Giáo, Công Ðồng được nhóm họp năm 870, do Hoàng Ðế Basiliô triệu tập, có 102 Giám Mục Ðông Phương, 3 Sứ thần của Ðức Giáo Hoàng Hađrianô II (2 Giám Mục và 1 phó tế). Công Ðồng lên án Ðức Thượng Phụ Photios. Nhưng theo Giáo Hội Ðông Phương, Công Ðồng này đã bị Công Ðồng năm 880 hủy bỏ, và đây mới thực là Công Ðồng Chung giá trị.

Sau đây chúng ta sẽ kể đến những Công Ðồng nhóm họp ở Tây Phương; không có Giáo Hội Ðông Phương tham dự, trừ ở hai Công Ðồng Lyon và Firenze (Florentinô).

9. Công Ðồng Lateranô I, năm 1123. Ðức Giáo Hoàng Callitô II triệu tập, và gồm 300 Giám Mục Tây Phương tham dự. Công Ðồng bàn luận về vấn đề "ban chức".

10. Công Ðồng Lateranô II, do Ðức Giáo Hoàng Innocentiô II triệu tập vào năm 1139. Khoảng 1,000 nhân vật tham dự. Công Ðồng lên án các giáo phái ly khai, và đề cập tới vấn đề qui luật.

11. Công Ðồng Lateranô III, năm 1179, do Ðức Giáo Hoàng Alexanđrô III triệu tập. 300 Giám Mục và 400 giáo sĩ tham dự. Công Ðồng bàn về việc bầu Giáo Hoàng, và lên án lạc giáo Albigenses (hoặc Cathari).

12. Công Ðồng Lateranô IV, năm 1215, do Ðức Giáo Hoàng Innocentiô III triệu tập. Thành phần tham dự: 412 Giám Mục và 388 giáo sĩ. Công Ðồng lên án lạc giáo Albigeois, và các lạc giáo do P. de Vaux và do Joachim khởi xướng.

13. Công Ðồng Lyon I, năm 1245, do Ðức Giáo Hoàng Innocentiô IV triệu tập, với sự tham dự của 140 Giám Mục và nhiều giáo sĩ. Công Ðồng cách chức Hoàng đế Frederic II.

14. Công Ðồng Lyon II, năm 1274, do Ðức Giáo Hoàng Gregoriô X triệu tập. Thành phần tham dự: khoảng 500 Giám Mục và 570 giáo sĩ (có Thánh Tôma và Thánh Bonaventura) với Hoàng Ðế Ðông Phương Michael Paleologô. Công Ðồng bàn luận về vấn đề hiệp nhất giữa Giáo Hội Ðông Phương và Tây Phương.

15. Công Ðồng Vienne, năm 1321, do Ðức Giáo Hoàng Clementê V triệu tập. Người ta không rõ thành phần tham dự: có người cho là 114, người khác bảo 300. Công Ðồng hủy bỏ dòng tu Ðền Thờ và lên án lạc giáo do Lambert de Bègue chủ xướng.

16. Công Ðồng Constance, từ năm 1414 đến 1418, do Hoàng Ðế Segismunđô triệu tập, với sự tham dự của 32 Hồng Y, 183 Giám Mục, 100 linh mục và 350 giáo sĩ. Công Ðồng bãi nhiệm 3 Ðức Giáo Hoàng đang tranh chấp nhau, chấm dứt tình trạng ly khai ở Tây Phương, lên án Wiclef và Huss. Sau hết, Công Ðồng chọn Giáo Hoàng Martinô V.

17. Công Ðồng Firenze, từ năm 1438 đến 1445, do Ðức Giáo Hoàng Eugentiô IV triệu tập. Ðều tiên Công Ðồng nhóm ở Basel, sau rời về Ferrara và cuối cùng ở Firenze. Thành phần tham dự: 150 Giám Mục Tây Phương, với 30 Giám Mục Ðông Phương. Các Giám Mục tham dự ký một bản công thức hiệp nhất.

18. Công Ðồng Lateranô V, năm 1512-1517, do Ðức Giáo Hoàng Giuliô II triệu tập, gồm 115 Giám Mục Tây Phương. Công Ðồng bàn về vấn đề canh tân Giáo Hội và lên án những nhà tân thuyết Aristoteles (Neo-aristotelismô).

19. Công Ðồng Triđen, từ năm 1545 đến 1563, do Ðức Giáo Hoàng Phaolô III triệu tập. Lúc đầu 70 Giám Mục tham dự và lúc cuối có 252 Giám Mục, với nhiều giáo sĩ khác. Công Ðồng lên án giáo phái Tin Lành và tuyên bố nhiều định tín khác. Công Ðồng ra lệnh canh tân Giáo Hội.

20. Công Ðồng Vaticanô I, năm 1870, do Ðức Giáo Hoàng Piô IX triệu tập, với sự tham dự của 747 Giám Mục. Công Ðồng lên án thuyết duy lý và thuyết chủ trương Giáo Hội Pháp độc lập. Công Ðồng tuyên bố tính cách bất khả ngộ của Ðức Giáo Hoàng.

21. Công Ðồng Vaticanô II, do Ðức Gioan XXIII triệu tập và kết thức ở thời Ðức Phaolô VI.

Ngoài những Công Ðồng Chung kể trên, chúng ta biết còn có nhiều Công Ðồng riêng ảnh hưởng lớn lao trong Giáo Hội, như Công Ðồng Cathagô (do Thánh Cyprianô khởi xướng năm 256) và Công Ðồng Toleđô. Trong thời Trung Cổ, các Công Ðồng và Thượng Hội Ðồng được triệu tập rất thường.

còn tiếp

VỀ MỤC LỤC
MẸ MARIA: SỐNG LỜI CHÚA, SỐNG THÁNH THỂ  VÀ SỐNG MẦU NHIỆM THẬP GIÁ

 

Trong cuộc di tản trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, chiếc ghe đánh cá thì nhỏ mà số người chen chúc trên đó lại thật đông. Vì thế, ông chủ ghe ra lệnh cho mỗi người chỉ được mang theo một chiếc xắc tay năng vài ký mà thôi. Bởi đó, phải vứt bỏ tất cả và chỉ giữ lại những gì thật quí giá và thật cần thiết .

Có một thiếu phụ trẻ tay khư khư ôm một cái gì đó, dáng bộ có vẻ bí mật. Người ta hỏi chị:

- Có phải là đứa con của chị bị đau nặng ?

Chị trả lời :

- Không, đó là bức tượng Đức Mẹ bằng gỗ. Bức tượng này  do chồng tôi, một người ngoại trở lại, đã tạc cho tôi làm kỷ niệm.

Phải chăng câu chuyện trên là một hình ảnh tượng trưng cho lòng tôn sùng kính mến Đức Mẹ của chúng ta. Thực vậy, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người giáo dân Việt Nam vẫn luôn gắn bó với Mẹ. Và dù có mất đi tất cả, thì cuối cùng người giáo dân Việt Nam vẫn ngước trông lên Mẹ như để tìm lấy một ánh sao hy vọng, vẫn bám víu vào Mẹ như để tìm lấy một chiếc phao cứu hộ.

Người giáo dân Việt Nam qua dòng lịch sử đã dành cho Mẹ những tình cảm trìu mến và Mẹ đã thực sự có một địa vị, có một chỗ đứng quan trọng trong cuộc sống riêng tư, cũng như trong những sinh hoạt đạo đức của cộng đoàn.

Riêng đối với các linh mục, chúng ta càng phải tôn sùng kính mến Mẹ hơn nữa và tìm lấy nơi Mẹ những mẫu gương áp dụng vào cuộc sống của chúng ta, như Công đồng Vaticanô II trong sắc lệnh về “Chức vụ và Đời sống các Linh mục” đã viết :

“Các linh mục luôn tìm thấy gương mẫu lạ lùng về sự vâng phục nơi Đức Trinh Nữ maria, người được Chúa Thánh Thần dẫn dắt, đã hiến toàn thân cho mầu nhiệm cứu chuộc loài người; các linh mục phải lấy lòng con thảo thành kính tôn sùng và mến yêu Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ của Linh Mục Thượng Phẩm vĩnh viễn, là Nữ Vương các Tông Đồ và là Đấng bảo trợ thừa tác vụ linh mục”. (LM 18).

Kết thúc tuần tĩnh tâm, chúng ta cùng nhau nhìn ngắm Mẹ qua ba mẫu gương Mẹ đã để lại cho chúng ta, đó là sống lời Chúa, sống bí tích Thánh Thể và sống mầu nhiệm Thập giá.

      

I- MẸ MARIA SỐNG LỜI CHÚA

Qua mẫu gương sống lời Chúa, chúng ta thấy nổi bật nơi Mẹ hai điểm chính yếu :

1- Mẹ đã suy gẫm lời Chúa.

Theo tương truyền thì năm lên ba tuổi, Mẹ đã được dâng vào đền thờ và Mẹ đã sống tại đây một thời gian. Chính trong thời gian này, Mẹ đã làm những việc lặt vặt để phục vụ đền thờ và nhất là Mẹ được học hỏi về Thánh Kinh và khấn giữ mình đồng trinh, một nhân đức ít được những cô gái Do Thái thời bấy giờ hiểu và sống.

Hơn thế nữa, chúng ta còn tìm thấy một cách rõ ràng thái độ “suy gẫm lời Chúa” của Mẹ qua Tin mừng.

Thực vậy, sau khi các mục đồng đến thờ lạy Hài Nhi Giêsu nơi máng cỏ Bêlem, thánh Luca đã ghi nhận như sau :

“Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên. Còn bà Ma-ri-a hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng”. (Lc 2,18-19).

Cũng vậy, sau khi tìm thấy trẻ Giêsu trong đền thờ, thánh Luca đã viết :

“Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng. Còn ĐứcGiê-su, ngày càng khôn lớn và được Thiên Chúa cũng như mọi người thương mến”. (Lc 2,51-52).

Chính vì siêng năng suy gẫm Kinh Thánh, mà mọi tư tưởng, lời nói cũng như việc làm của Mẹ luôn phản ảnh tinh thần và ý muốn của Thiên Chúa. Chúng ta có thể đưa ra một thí dụ điển hình, đó là lời kinh “Magnificat”.

Đúng thế, sau lời chào kính của bà chị họ Elisabeth, Mẹ Maria đã cất lời chúc tụng Chúa :

- “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa,

Thần trí tôi hớn hở vui mừng

Vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi….” (Lc 1,46).

Qua lời kinh này, Mẹ đã nhắc lại những kỳ công Thiên Chúa đã thực hiện trong lịch sử cứu độ nơi dân Do Thái theo như lời đã phán hứa với cha ông chúng ta.

Lời kinh này chính là tiếng hát của mọi thời đại mong chờ Đấng Cứu Thế, bao gồm sự phấn khởi của Israel xưa và nay. Vì thế, theo ý kiến của thánh Irênê, thì trong kinh Magnificat chúng ta nghe Abraham hoan hỉ khi nghĩ tới Đấng Cứu Thế và Giáo hội ngợi khen Chúa qua môi miệng của Mẹ như một lời tiên tri.

Chính vì thế, trong  tông huấn “Marialis Cultus”, bàn về lòng tôn sùng kính mến Mẹ Maria, Đức Thánh Cha Phaolô VI đã gọi Mẹ là Trinh Nữ lắng nghe. “Virgo audiens”.

Mẹ đã lắng nghe tiếng Chúa qua Thánh Kinh, bởi vì Thánh kinh chính là lời Chúa nói với nhân loại.

Mẹ đã lắng nghe tiếng Chúa qua các biến cố xảy đến trong cuộc đời như truyền tin, thăm viếng, giáng sinh…và cho tới tận chân cây thập giá.

Mẹ đã lắng nghe tiếng Chúa qua những sứ giả được Chúa sai đến, như sứ thần Gabriel, các mục đồng, ba nhà đạo sĩ phương đông, ông già Simêon…

2- Mẹ đã sống lời Chúa.

Suy gẫm, lắng nghe mà thôi chưa đủ, Mẹ còn sống lời Chúa, còn thực thi những lời Ngài truyền dạy và còn chu toàn thánh ý Ngài trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời.

Thực vậy,  trong hoạt cảnh truyền tin Mẹ đã thưa lên với sứ thần Gabriel :

- “Vâng, tôi đây là nữ tì của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”. (Lc 1,38).

Lời xin vâng này đã đưa Mẹ vào một khúc quanh mới của cuộc đời, để rồi ở mọi nơi và trong mọi lúc, Mẹ đều cố gắng chu toàn thánh ý Thiên Chúa : Xin vâng bằng cách chấp nhận sự nghèo hèn của hang đá Bêlem, xin vâng bằng cách chấp nhận những ngày tháng vất vưởng nơi đất khách quê người bên Ai cập, xin vâng bằng cách chấp nhận cuộc sống lầm than vất vả tại Nagiarét, xin vâng bằng cách chấp nhậm nỗi khổ đau tê tái khi đứng dưới chân cây thập giá…

Thánh Marcô có ghi lại một sự việc như sau :

Lúc bấy giờ Mẹ và anh em Chúa Giêsu đến và đứng ở ngoài, rồi cho mời Ngài ra. Thế nhưng, vì  đám đông đang ngồi vây chung quanh Ngài, nên có người nói với Ngài rằng :

- Thưa Thầy, có mẹ và anh em chị em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy!

Nhưng Ngài đáp lại:

- Ai là mẹ tôi ? Ai là anh em tôi ?

Rồi Ngài rảo mắt nhìn những người ngồi chung quanh và    nói :

- Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi”.  (Mc 3,31-35).

Thoạt nghe qua lời xác quyết này, chúng ta cảm thấy như có điều chi bất ổn. Thế nhưng, nếu suy nghị một chút, chúng ta sẽ nhận ra đó lại là một lời khen ngợi kín đáo Chúa Giêsu muốn gửi đến cho người Mẹ của Ngài, bởi vì trên đời này, ai đã thi hành ý muốn của Thiên Chúa một cách tuyệt vời cho bằng Mẹ.

Ngoài ra, Đọc lại Phúc Âm chúng ta thấy Thánh Gia, và nhất là Mẹ Maria, đã cẩn thận tuân giữ tất cả những lề luật mà Thánh Kinh Cựu Ước đã qui định, chẳng hạn :

Khi Hài Nhi vừa mới sinh ra được tám, người ta đã làm lễ cắt bì và đặt tên cho Hài Nhi là Giêsu. (Lc 2,21). Việc cắt bì là dấu chỉ thuộc về dân riêng của Chúa.

Khi đến ngày lễ thanh tẩy, Mẹ Maria cùng với Thánh Giuse đã đem con lên Giêrusalem, để tiến dâng cho Chúa, như đã chép trong luật Chúa rằng : mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa, và cũng để dâng của lễ theo luật Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non. (Lc 2,22-24).

Vào những dịp lễ lớn trong năm như lễ Vuợt qua, cả Thánh Gia gồm Mẹ Maria, Thánh Giuse và Chúa Giêsu, cùng lên đền thờ theo tập tục của ngày lễ, như đã xảy ra khi Chúa Giêsu được mười hai tuổi. (Lc 2,41-45).

Tất cả những nghi thức và những ngày lễ này đều đã được Moisê qui định và trở thành những tập tục, những luật lệ mà mọi người Do Thái phải tuân giữ. Thế nhưng đối với Đức Maria, Mẹ còn coi những tập tục,  những luật lệ ấy như là thánh ý của Thiên Chúa, nên đã hết sức chu toàn.

Tại tiệc cưới Cana, Mẹ đã căn dặn những người giúp việc :

- Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo.

Và khi Chúa Giêsu nói :

- Các anh đổ đầy nước vào chum đi.

Những người giúp việc đã vâng theo, đổ đầy nước tới miệng những chiếc chum ở đó. Và phép lạ đã xảy ra : nước lã biến thành rượu ngon.

Qua lời căn dặn “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”, có lẽ Mẹ cũng muốn nhắn nhủ chúng ta noi gương bắt chước những người giúp việc chu toàn thánh ý Chúa bằng cách thực thi những điều Ngài truyền dạy.

      

II- MẸ MARIA SỐNG BÍ TÍCH THÁNH THỂ

Vào buổi chiều ngày thứ năm tuần thánh, khi Chúa Giêsu thiết lập bí tích Thánh Thể, các sách Tin Mừng đều không nói tới sự hiện diện của Mẹ Maria nơi phòng tiệc ly.

Thế nhưng, liền sau đó ai cũng biết rằng Mẹ đã có mặt bên cạnh các tông đồ, một cộng đoàn được qui tụ lại sau khi Chúa lên trời. Mẹ đã cùng với các ông cầu nguyện và tham dự nghi thức bẻ bánh, tức là việc cử hành Thánh Thể.

Như vậy, chắc chắn phải có một mối liên hệ mật thiết giữa Thánh Thể và Mẹ Maria. Chính vì thế, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã gọi Mẹ là “Người Nữ Thánh Thể,” vì Mẹ là người đã tin và đã sống bí tích này ngay cả khi chưa được thiết lập.

Chúng ta thử nhìn qua một vài biến cố chính yếu để xem Mẹ đã tin và đã sống niềm tin Thánh Thể như thế nào ?

Với lời xin vâng trong hoạt cảnh truyền tin, Mẹ đã dâng hiến cõi lòng của Mẹ cho Ngôi Lời nhập thể và Mẹ đã tin rằng Người Con mình đang cưu mang chính là Con Thiên Chúa. Cũng chính Người Con này thực sự hiện diện trong bí tích Thánh Thể. Và như vậy, Mẹ đã sống đức tin Thánh Thể của mình ngay truớc khi bí tích này được thiết lập.

Lời xin vâng này đáp ứng lại với tiếng Amen của chúng ta khi lên rước lễ, bởi vì tiếng Amen này muốn nói lên rằng chúng ta cũng tin thật Chúa Giêsu đang hiện diện trong hình bánh mà chúng ta lãnh  nhận.

Với lời xin vâng trong hoạt cảnh truyền tin, Mẹ đã trở thành người đầu tiên được diễm phúc cưu mang Chúa trong cung lòng của mình. Hay nói cách khác, Mẹ đã trở thành nhà tạm đầu tiên trong lịch sử. Với chúng ta cũng vậy, khi rước lễ, chúng ta cũng trở thành người cưu mang Chúa, chúng ta cũng trở thành nhà tạm sống động cho Chúa ngữ trị.

Như chúng ta  đã biết trong biến cố thăm viếng, sau lời chào kính của bà Elisabeth, Mẹ đã lên tiếng chúc tụng Thiên Chúa qua lời kinh Magnificat. Nếu bí tích Thánh Thể là một lời ngợi khen và tạ ơn Thiên Chúa, thì khi thốt lên : “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa và lòng trí tôi nhảy mừng trong Thiên Chúa”, (Lc 1,46), Mẹ cũng đã ngợi khen Chúa Cha “thay cho” Chúa Giêsu, đang ở trong cung lòng của Mẹ, nhưng đồng thời Mẹ còn ngợi khen Chúa Cha “trong” Chúa Giêsu và “cùng với” Chúa Giêsu. Đó chính là một “thái độ Thánh Thể” đích thực.

Nơi máng cỏ Bêlem, với cái nhìn say đắm Mẹ đã chiêm ngắm khuôn mặt Hài Nhi Giêsu vừa mới sinh ra và bồng ẵm Ngài trong vòng tay yêu thương của Mẹ. Phải chăng đây chính là những việc chúng ta cần phải làm mỗi khi lên rước lễ, cũng như cần phải làm trong ngày sống của chúng ta : chiêm ngắm, tôn thờ và yêu mến Thánh Thể Chúa.

Và sau cùng, trong suốt cả cuộc đời, Mẹ đã lấy chiều kích hy tế của bí tích Thánh thể làm của mình và Mẹ đã sống “một thứ Thánh Thể đã có trước” nào đó.

Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II trong thông điệp Giáo Hội Từ Thánh Thể “Ecclesia de Eucharistia” đã viết như sau :

“Từng ngày, chuẩn bị lên đỉnh đồi Canvariô, Đức Maria đã sống một thứ “Thánh Thể đã có trước” nào đó, đó là một cách “hiệp lễ thiêng liêng” bằng ước muốn và hiến dâng. “Thánh Thể đã có trước” này sẽ được hoàn tất bằng sự hiệp nhất với Con Ngài trong cuộc khổ nạn. Điều đó sẽ được diễn đạt, sau Phục Sinh, qua sự tham dự của Mẹ vào việc cử hành Thánh Thể mà các tông đồ chủ sự để tưởng niệm cuộc Khổ Nạn của Chúa”. (GHTTT 56).

Bằng đó những sự kiện mà thôi cũng đủ cho chúng ta thấy Mẹ đã tin và đã sống niềm tin Thánh Thể của mình như thế nào. Nếu bí tích Thánh Thể là một mầu nhiệm đức tin, vượt ngoài tầm hiểu biết hạn hẹp của lý trí, đến nỗi chúng ta chỉ còn phó thác hoàn toàn cho lời Chúa mà thôi, thì không ai ngoài Mẹ có thể nâng đỡ và hướng dẫn chúng ta.

Khi lặp lại hành động của Đức Kitô trong bữa tiệc ly, khi vâng theo lệnh truyền của Ngài : “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”,  (Lc 22,19), chúng ta đón nhận cùng một lúc lời Mẹ mời gọi vâng phục Chúa một cách không do dự : “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”.(Ga 2,5).

Với sự ân cần đã được tỏ ra tại tiệc cưới Cana, Mẹ hình như cũng muốn nói với chúng ta :

- Đừng do dự, hãy tin vào những lời Con của Mẹ, Ngài có thể biến nước lã trở thành rượu ngon, thì Ngài cũng có thể biến bánh và rượu trở nên thịt và máu Ngài, thông truyền cho các tín hữu trong mầu nhiệm này, việc tưởng nhớ sống động cuộc Vượt Qua của Ngài để trở nên như “bánh sự sống”. (GHTTT 54).

Cùng với Mẹ, chúng ta cũng hãy tin và sống niềm tin Thánh Thể như Mẹ.

      

III- MẸ MARIA SỐNG MẦU NHIỆM THẬP GIÁ

Đã là người thì ai cũng đều gặp phải những khổ đau và khổ đau là như một cái gì gắn liền với thân phận con người :

- Thọat sinh ra thì đà khóc chóe,

Đời có vui sao chẳng cười khì.

Giáo lý nhà Phật đã diễn tả đời là bể khổ mà mỗi người chúng ta là một cánh bèo trôi dạt trên đó. Còn chúng ta trong kinh “Lạy Nữ Vương” vốn thường đọc :

- Chúng con ở nơi khóc lóc than thở…

Hay như một câu danh ngôn cũng đã bảo :

- Bông hồng nào mà chẳng có gai, cuộc đời nào mà chẳng có những đắng cay chua xót của nó.

Định luật chung này không miễn trừ cho bất cứ ai, kể cả Mẹ Maria. Thực vậy, cuộc đời Mẹ không phải lúc nào cũng phẳng lặng như mặt nước hồ thu, trái lại cũng đã có những sóng gió, những thử thách, những khổ đau. Tất cả đã kết thành cây thập giá đời thường của Mẹ. Thế nhưng, Mẹ đã sống mầu nhiệm thập giá ấy như thế nào ?

Đọc lại Phúc Âm, chúng ta thấy Mẹ sẵn sàng chấp nhận mọi khổ đau vì Chúa và với Chúa.

Trước hết là vì Chúa. Thực vậy, như vừa mới trình bày ở trên : vì Chúa Mẹ đã chấp nhận cảnh nghèo túng của hang đá Bêlem, vì Chúa Mẹ đã chấp nhận những ngày tháng vất vưởng nơi đất khách quê người bên Ai Cập, vì Chúa, Mẹ đã chấp nhận cuộc sống lam lũ vất vả tại Nagiarét…Và cũng như bất kỳ một  người mẹ nào, Đức Maria cũng đã chấp nhận mọi hy sinh gian khổ vì lòng yêu mến Chúa, để Chúa Giêsu được nuôi dưỡng và lớn lên.

Tiếp đến là với Chúa. Chúng ta có thể nói được rằng : Khi đem Hài Nhi Giêsu lên đền thờ Giêrusalem để “tiến dâng cho Thiên Chúa”,  Mẹ đã chấp nhận lời cụ già Simêon : Trẻ này sẽ là một “dấu hiệu chia rẽ” và một “lưỡi gươm” sẽ đâm thâu trái tim của Mẹ (Lc 2, 34-35). Như thế, bi kịch của Người Con chịu đóng đinh đã được tiên báo và trong một cách thế nào đó, cảnh “Stabat Mater”, Mẹ đứng đó dưới chân thập giá, đã được hình dung trước.

Thập giá Đức Kitô phủ bóng xuống trên cuộc đời của Mẹ. Thập giá Đức Kitô trên đỉnh Canvê và thập giá đời thường của Mẹ như được đan kết lại với nhau. Hay nói cách khác Mẹ đã kết hợp những đau khổ của mình vào những đau khổ của Chúa để làm nên công trình cứu chuộc nhân loại.

Như vậy, trong suốt cả cuộc đời bên cạnh Chúa Giêsu, mỗi ngày sống của Mẹ là một chuẩn bị, là một bước tiến lại gần Canvê. Thực vậy, nếu thập giá là đỉnh cao cuộc đời của Đức Kitô, thì đối với Mẹ cũng vậy, giây phút quan trọng nhất chính là giây phút Mẹ đứng dưới chân cây thập giá, kết hiệp những đau khổ của mình mới hy tế của Đức Kitô, để trở thành Đấng Đồng Công Cứu Chuộc nhân loại.

Cũng trong chiều hướng ấy, Đức Thánh Cha Phaolô VI đã gọi Mẹ là Trinh Nữ Hiến Dâng, “Virgo Offerans” :

“Sự hợp tác giữa Mẹ và Con trong công cuộc cứu rỗi đã đạt tới tuyệt đỉnh trên đồi Canvê, nơi Đức Kitô đã tự hiến tế như của lễ tinh tuyền cho Thiên Chúa, và cũng tại đây Mẹ đứng kề bên Thánh giá đau đớn với Con, lấy tình mẹ mà hợp tác  với sự hiến tế của Con, yêu thương chấp nhận sự hiến tế hy lễ được sinh hạ do thân xác Mẹ và Mẹ cũng hiến dâng chính mình cho Chúa Cha hằng hữu”. (MC 20).

Với chúng ta cũng vậy, một trong những điều kiện để trở thành người môn đệ Đức Kitô là hãy vác lấy thập giá mình hằng ngày. Có nghĩa là hãy chấp nhận những khổ đau và thử thách trong cuộc sống vì lòng yêu mến Chúa, để góp phần nhỏ bé vào thập giá Đức Kitô. Hơn thế nữa, chính lòng yêu mến sẽ là như chiếc đũa thần biến những hy sinh nhỏ bé của chúng ta trở thành những sợi chỉ vàng, dệt nên tấm vải cuộc đời và làm cho cuộc đời chúng ta thực sự có một giá trị truớc mặt Chúa.

      

KẾT LUẬN

Tới đây, tôi xin mượn lời Đức Thánh Cha Phaolô VI trong tông huấn “Marialis Cultus” như một kết luận :

“Đức Maria làm gương cho Giáo hội về thái độ tinh thần phải có, khi cử hành và sống các mầu nhiệm. Trong lãnh vực này, Đức Maria phải được coi là mẫu gương cao đẹp nhất của Giáo hội về vần để đức tin, đức ái và hoàn toàn kết hợp với Đức Kitô, tức gương mẫu của một nội tâm hướng dẫn Giáo hội”. (Mc 16).

Những chia sẻ của tuần tĩnh tâm đến đây là kết thúc. Trở về đời thường, nguyện chúc quí Cha noi gương Mẹ Maria : sống lời Chúa, sống Thánh Thể và sống mầu nhiệm thập giá, nhờ đó canh tân bản thân, đổi mới cuộc đời và trở nên tốt lành thánh thiện hơn.

GSVN

VỀ MỤC LỤC
GẦN NHÀ XA NGÕ

 

Phúc Âm Nhật Ký 07.01.2007

(Mt 2:1-12)

Sau kỳ Đại Hội Truyền Giáo Châu Á lần I tại Chiang Mai, Thái Lan, tháng 10, 2006, có lẽ các Giáo Hội Á Châu đang  gia tăng những cuộc tiếp xúc với các tôn giáo và văn hóa địa phương để tìm cách đối thoại và học hỏi.  Tương lai sẽ rộ lên một phong trào nhập thể văn hóa. Ánh sáng sẽ lóe lên trong đêm trường Á châu chăng ?   Những cuộc trao đổi rất hữu ích, vì trong các tôn giáo đó cũng có những hoạt động của Chúa Thánh Thần.  Thật vậy, theo Công đồng Vatican II, “Giáo hội Công giáo không hề phủ nhận nhũng gì là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo. Những phương thức hành động và lối sống, những huấn giới và giáo thuyết đó cũng thường đem lại ánh sáng của Chân lý, Chân Lý chiếu soi cho hết mọi người”(NA 2).

Phải chăng đó là một cuộc tìm kiếm ngược chiều với các đạo sĩ hôm xưa ?  Ngày xưa, các đạo sĩ đã từ nơi xa đến tìm Vua vũ trụ mới sinh tại Bêlem.  Nhờ ánh sáng thiên nhiên, các ông đã tìm đến tận đỉnh cao của mọi ước vọng, đó là Ðấng Cứu Ðộ muôn dân. Các ông xuất hiện như những con người thiện chí và ngay thẳng.  Ðó là những con người sẵn sàng lên đường tìm kiếm. 

Khi không còn tìm thấy sự trợ giúp nơi thiên nhiên, họ đã tìm đến gõ cửa nhà vua.  Cánh cửa đã mở ra.  Những trang sách vội vàng xác định phương hướng.  Nhưng lòng người vẫn khép kín trước những tin tức bổ ích từ những pho sách.  Khi không có thiện chí, dù gần nhà nhưng vẫn xa ngõ.  Ngay cả khi đầy đủ phương tiện nhất, người ta vẫn ngần ngại lên đường.  Óc phán đoán bị tê liệt.  Những sai lầm, ngu đần, cố chấp, tàn bạo từ đó mọc lên.  Theo thánh Thomas, khi muốn phạt một xã hội nào, Thiên Chúa để bọn người ngu dốt cai trị xã hội đó.   Có lẽ điều đó đúng cả ngoài đời lẫn trong đạo.

Các chiêm tinh gia là những nhà lãnh đạo tài ba, những tư tế được kính trọng, các nhà thiên văn và bói toán đại tài.  Dưới quyền lãnh đạo của họ, có lẽ dân chúng sống rất hạnh phúc. Nhưng khi bỏ lại tất cả để đi tìm Ấu Chúa nơi một chân trời vô định, họ còn khôn ngoan không ?Theo tiêu chuẩn tự nhiên, ai cũng đánh giá họ là những người dại dột khi lên đường phiêu lưu như thế.  Nhưng cũng như ông Abraham, họ không biết mình đi đâu, nhưng biết rõ mình đang đi theo tiếng gọi lương tâm.

Bước chân họ khua vang như nói lên chiều kích phổ quát của ơn cứu độ.  Chúa có thể tìm thấy thân hữu nơi những con người bất ngờ.  Sau này, ai ngờ Chúa tuyển mộ các môn đệ từ những ngư dân thất học ?  Tin Mừng dành cho người nghèo ?  Người ngoại trở thành những tấm gương bác ái ?  Như thế, phải chăng Chúa đã tự đồng hóa với những người kém may mắn cả về của cải vật chất lẫn tinh thần ?  Phải chăng có thể tìm thấy Chúa nơi cả người nghèo và ngoại giáo ?  Nhiều khi không biết chúng ta đem Chúa đến cho dân ngoại hay ngược lại ? Thật khó biết được sự thật !

Sự thật hôm nay được phơi bày qua những lễ vật các nhà chiêm tinh kính dâng Ấu Chúa.  Trong xã hội Do thái, nhất là trong hoàng cung, thiếu gì những thứ như vàng, nhũ hương và mộc dược ?  Nhưng những đó vẫn nằm bất động trong một xó góc vắng tanh trong các chiếc hòm cồng kềnh.   Khi được trưng bày, các báu vật đó cũng chỉ để khoe khoang hay tăng thêm vẻ kiêu hãnh của con người.   Trái lại, những thứ báu vật đó đã mang một ý nghĩa rất lớn trong tay các chiêm tinh gia khi họ cung kính “dâng tiến” mà “thờ lạy”(Mt 2:11)  Thiên Chúa làm người.  Họ thật khiêm tốn, hy sinh, và khôn ngoan.

Dù có cả một đoàn cố vấn khôn ngoan và tài giỏi vây quanh, vua Hêrôđê cũng không thể có một thái độ khôn ngoan như thế.  Dù cả lực lượng quân sự hùng hậu, ông cũng không thể biểu dương được sức mạnh.  Bằng chứng, ông không tìm nổi các chiêm tinh gia và không giết được Ấu Chúa để thực thi ý đồ tàn bạo và thâm độc.  Ðúng là, “mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên.”  Kinh thánh cũng dạy : “Chúa đối xử tốt lành với những người thiện hảo.  Nhưng với kẻ gian hùng, Chúa lại dùng mưu.”  Chỉ cần một ánh sao và một chút mộng báo, Chúa đã vô hiệu hóa những mưu đồ thâm độc và sức mạnh thế quyền.

Sự hiện diện và cung cách của các nhà chiêm tinh cho thấy ơn cứu độ dành cho muôn dân.  Ngay từ thời thơ ấu, Chúa Giêsu đã mạc khải Nước Trời là gia nghiệp chung cho mọi người.  Lời hứa cứu độ không dành riêng cho dân tộc nào.  Như vậy, không có biên giới nào trong Nước Chúa.  Không có nam nữ, giàu nghèo, giỏi dốt, sang hèn.   Không chỉ thấy người tốt trong hàng ngũ những người có đạo hay địa vị.  Bất cứ đâu cũng có thể kiếm thấy các thân hữu của Chúa.

Từ lúc còn ẵm ngửa, Chúa đã trở thành điểm quy tụ muôn dân.  Chúa mời gọi những người từ xa đến.  Xa cả về không gian lẫn văn hóa, tôn giáo.  Các nhà chiêm tinh là những tâm hồn chân thực và sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa mời gọi tận thâm tâm.  Các ông đi tìm Ấu Chúa để thờ lạy, chứ không đi tìm người tài vào làm việc trong cung. Họ đã xác định rõ được địa vị cao cả của Ấu Chúa, vượt xa mọi bậc thánh hiền trên đời.  Bởi thế, họ đã đích thân đi tìm.  Họ đi tìm sự thật, chứ không tìm địa vị hay thế lực như vua Hêrôđê.  Tìm tình thương, hòa bình, nên họ đã thấy an bình thư thái nơi Chúa.  Thiên Chúa đến nơi đây để chạm tới mút cùng trái đất và mọi biên giới vũ trụ. 

Chúa Giêsu là Mặt Trời Công Chính.  Mặt Trời chiếu sáng khắp vũ trụ và tới mọi người.  Dĩ nhiên, vẫn còn những nơi ẩn khuất và những con người chạy trốn Mặt Trời.   Nhưng không phải vì thế mà có thể nói Mặt Trời chỉ chiếu soi cho nhiều người, chứ không cho mọi người.  Cũng thế, để cho mọi người được hưởng ơn cứu độ, Chúa đã chết đi.  Máu Chúa đổ ra cho mọi người, chứ không phải cho một số hay nhiều người.  Nói ngược lại là vô tình phủ nhận sức mạnh của ơn cứu độ và giới hạn tính phổ quát của hồng ân cứu rỗi.

Lạy Chúa, xin giúp con dõi bước theo ánh sáng ngôi sao là lương tâm để con tìm ra Chúa mà thờ lạy như các nhà chiêm tinh.  Xin làm cho ánh sáng ấy bừng lên trong tâm hồn các nhà lãnh đạo trong Giáo hội và xã hội Việt nam hôm nay.  Amen.

đỗ lực

dzuize@gmail.com   

VỀ MỤC LỤC
THẦN HỌC VỀ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN TỪ VATICAN II

 

B. Sau công đồng Vatican II

 Sau công đồng, thần học về đời tu chú trọng tới ý niệm thánh hiến. Khuynh hướng này muốn làm nổi bật chiều kích hướng thượng của đời sống thánh hiến và định nghĩa đời tu như là sự tận hiến cho Thiên Chúa. Ý niệm này được giải thích rõ ràng trong văn kiện Những yếu tố cốt yếu của đời tu (EE) của Bộ Tu sĩ, từ số 5 đến số 12, năm 1983. Bên cạnh đó, thần học về đời tu cũng đi theo một chiều hướng khác, dựa trên ý niệm đặc sủng/sứ mệnh. Thần học về đặc sủng làm nổi bật tính cách năng động truyền giáo, tính chất đa dạng của các hội dòng và đề cao tác động của Chúa Thánh Thần. Trong khi đó, thần học về thánh hiến khai triển chiều kích thần bí (hướng thượng) của đời tu, thích hợp với các hội dòng chiêm niệm hơn là với các hội dòng hoạt động và nó có khuynh hướng dẫn đến một mẫu số chung cho tất cả các hội dòng, có nguy cơ làm mất đi tính cách đa dạng phong phú của đời tu. Thật vậy, ý niệm thánh hiến đào sâu chiều kích thiêng liêng, còn ý niệm đặc sủng nhấn mạnh đến sứ vụ. Như vậy, thánh hiến hay đặc sủng/sứ mệnh tạo nên căn tính của đời sống thánh hiến?

Sau công đồng, có nhiều văn kiện nói về thánh hiến và đặc sủng/sứ mệnh như: tông huấn Hồng ân cứu độ (RD) đào sâu về chiều kích thần bí của đời tu; văn kiện Mối tương quan giữa các Giám mục với các tu sĩ (MR) đề cập chiều kích đặc sủng/sứ mệnh; tông huấn Chứng tá Tin Mừng (ET), văn kiện Những yếu tố cốt yếu của đời tu (EE) và huấn thị Về việc đào tạo tu sĩ (PI) khai triển chiều kích thánh hiến và sứ mệnh; Tông thư gởi các người tận hiến nhân dịp năm Thánh Mẫu (22/5/1988) của Đức Gioan Phaolô II, mời gọi các tu sĩ  suy niệm với Đức Maria về ý nghĩa của đời sống thánh hiến, dựa trên ba chủ đề: ơn gọi, thánh hiến và hoạt động tông đồ; văn kiện Tu sĩ với sự thăng tiến con người nói về việc tu sĩ tham gia vào sứ mệnh của Giáo hội đối với con người và xã hội, v. v.

Tông huấn về đời sống thánh hiến (Vita consecrata, 1996) của Đức Gioan Phaolô II đã đúc kết các văn kiện của Giáo hội, cũng như những suy tư thần học về đời sống thánh hiến từ công đồng Vatican II. Đặc biệt, tông huấn khai triển hai chiều kích thánh hiến và sứ mệnh của đời sống thánh hiến. Đức Giáo hoàng có vẻ nghiêng về ý niệm thánh hiến, vì ngài đã dùng ý niệm này để định nghĩa căn tính của đời tu (Vita Consecrata). Nhưng tông huấn đã nối kết và dung hòa hai ý niệm này. Hai ý niệm này bổ sung cho nhau, tạo nên căn tính của đời sống thánh hiến.

1. Tông huấn Vita Consecrata

a. Chuẩn bị cho Tông huấn

Tông huấn Vita Consecrata của Đức Gioan Phaolô II được ban hành ngày 25/3/1996, là kết quả của THĐGM thế giới về chủ đề “Đời sống thánh hiến và sứ mệnh của đời sống này trong Giáo hội và trong thế giới” (khai mạc ngày 2/10 và kết thúc vào ngày 29/10/1994). THĐGM thế giới bao gồm: ngoài 244 nghị phụ được mời theo quy luật chung, còn có 75 dự thính viên thuộc các dòng tu (51 nữ và 24 nam thuộc về các hội dòng, tu hội đời và tu đoàn tông đồ), 20 chuyên viên (12 nam, 8 nữ) và 9 dự thính viên thuộc các Giáo hội ngoài Công giáo.

Đức Giáo hoàng đã tham dự các phiên họp của THĐ, ngài không can thiệp nhưng ghi chép lại những gì được đem ra thảo luận và trong suốt thời gian họp THĐ, ngài đã mời mọi người, theo từng nhóm, đến ăn tối với ngài.

Một trong số những vấn đề chính nổi lên trong các cuộc bàn luận của THĐ là thần học về sự “thánh hiến”. Nó bị cho là có tính cách hàm hồ: sự thánh hiến hay tận hiến là một hành vi của con người hay của Thiên Chúa? Mọi Kitô hữu đều được thánh hiến trong bí tích Rửa tội, vậy sự thánh hiến của tu sĩ có thêm gì mới hay không? Ngoài ra, ý niệm thánh hiến chỉ nhấn mạnh đến chiều kích thiêng liêng của đời tu, mà không thúc đẩy họ tham gia vào hoạt động tông đồ.

 Một vấn đề khác mà THĐ cũng không nhất trí được và xin Đức Giáo hoàng tìm ra câu giải đáp khi soạn tông huấn, đó là: sự thánh hiến của các tu sĩ có nằm trong bản chất của Giáo hội hay không hay chỉ là con đẻ của lịch sử? Vì đời tu chỉ xuất hiện vào thế kỷ III, như vậy nó không nằm trong ý định của Chúa Giêsu khi thành lập Giáo hội.  

Sau khi thảo luận, THĐ đã đúc kết thành 55 đề nghị (Propositiones) trình lên Đức Giáo hoàng để ngài soạn thảo tông huấn, theo dàn bài sau:

- Mở đầu (số 1- 2)

- Phần I: Đời sống thánh hiến (số 3- 27): phần này chủ yếu đưa ra những vấn đề về bản chất, các hình thức và những yếu tố tinh thần căn bản của đời sống thánh hiến

- Phần II: Sự hiệp thông (số 28- 34)

- Phần III: Sứ mệnh (số 35- 55)

Trong ba phần này, phần I (đề nghị số 3) được coi là quan trọng, vì nó yêu cầu Đức Giáo hoàng xác định bản chất thần học của đời tu.

Từ tài liệu làm việc (Instrumentum Laboris) đến các đề nghị (Propositiones) và tông huấn đều theo một cấu trúc giống nhau: thánh hiến- hiệp thông- sứ mệnh. Ba phần này ăn khớp và bổ túc cho nhau, giống như khi trình bày và hiểu về Giáo hội. Đây là mô hình về Giáo hội đã trở thành quen thuộc. Giáo hội được trình bày như là Mầu nhiệm, hiệp thông và sứ mệnh (x. LG, chương I; AG, chương I; CCC 748-975): chỉ có thể hiểu được Giáo hội trong mối tương quan với Thiên Chúa Ba Ngôi (Mystery), nguồn gốc của Giáo hội; qua đó, Giáo hội là bí tích của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại (Trinitarian Communion); và như một hệ quả, Giáo hội tham gia vào sứ mệnh cứu độ của Thiên Chúa  (Mission).

Khi nhìn đời sống thánh hiến dưới khía cạnh Giáo hội học này, chúng ta mới hiểu được sự thánh hiến của đời tu, các đặc sủng, sự đa dạng, tính năng động và sáng tạo của đời sống này.

b. Bố cục của Tông huấn

 Ngoài phần mở đầu nói lên sự cần thiết của đời sống thánh hiến trong Giáo hội (số 3) và sự đa dạng, phong phú của đời sống thánh hiến (số 5- 12; x. số 62), tông huấn được triển khai theo 3 phần chính: Confessio Trinitatis (thánh hiến hay hướng thượng): số 14- 40, Signum Fraternitatis (hiệp thông hay hướng nội): số 41- 71 và Servitium caritatis (sứ mệnh hay hướng ngoại): số 72- 103.

Phần I: Confessio Trinitatis (Tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi- Nguồn gốc Kitô và Ba Ngôi của đời sống thánh hiến). Đây là phần có nội dung thần học rất phong phú về đời sống thánh hiến, bao gồm các chiều kích/khía cạnh sau:

1. Kitô (số 14- 24)

2. Ba Ngôi (số 17- 19)

    a. Trong tương quan với Chúa Cha (số 17)

    b. Trong tương quan với Chúa Kitô (số 18)

    c. Trong tương quan với Chúa Thánh Thần (số 19)

    d. Tương quan với Thiên Chúa Ba Ngôi qua các lời khuyên Phúc âm (số 16- 21)

3. Đức Maria (số 23, 28, 34, 112)

4. Giáo hội (số 3, 25, 26, 29, 32- 34)

Phần II: Signum Fraternitatis (Dấu chỉ huynh đệ- Dấu chỉ hiệp thông trong Giáo hội).

Sự hiệp thông huynh đệ bắt nguồn và dựa trên khuôn mẫu hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa (số 41, 42). Đời sống huynh đệ trong cộng đoàn là dấu chỉ rõ ràng sự hiệp thông của Giáo hội (số 42a). Những người tận hiến là những chuyên gia về sự hiệp thông (số 46a), trở thành men hiệp thông truyền giáo (số 47a) và mở rộng sự hiệp thông tới toàn thể nhân loại (số 51). Thật vậy, “Giáo hội ký thác cho các cộng đoàn sống đời thánh hiến một nhiệm vụ đặc biệt: phát triển linh đạo hiệp thông trước tiên trong chính cộng đoàn của họ, sau đó trong cộng đồng Giáo hội và ngoài Giáo hội, bằng cách kiên trì theo đuổi cuộc đối thoại bác ái, nhất là tại những nơi mà nhân loại ngày nay đang bị xâu xé bởi hận thù chủng tộc hay bạo lực man rợ.” (số 51a)

Bên cạnh kiểu mẫu Ba Ngôi, tông huấn cũng nói đến cộng đoàn Giêrusalem nguyên thủy (Cv 2, 42- 47; 4, 32- 35) như là kiểu mẫu của tất cả các cộng đoàn tu trì (số 41a).

Sự hiệp thông được trình bày dưới những cấp độ sau:

1. Hiệp thông huynh đệ trong cộng đoàn (số 42- 45)

2. Hiệp thông với Giáo hội toàn cầu và địa phương (số 46- 51)

3. Hiệp thông giữa các dòng tu (số 52- 53)

4. Hiệp thông với giáo dân (số 54- 56)

Đây có thể nói là phần “nghèo nhất” của tông huấn, vì tựa đề của phần này đã được diễn giải trong các văn kiện trước đó: Mutuae Relationes (MR): Mối tương quan giữa các Giám mục với các tu sĩ, 1978), Vita Fraterna in Communitate (FLC): Đời sống huynh đệ trong cộng đoàn, 1994) và Potissimum Insitutioni (PI): Về việc đào tạo tu sĩ, 1990). Vì có nhiều vấn đề phức tạp trong phần này cũng như tông huấn muốn trả lời những câu hỏi được ghi trong các đề nghị, nên tông huấn đã qui chiếu vào những văn kiện này. Để hiểu rõ hơn phần này, chúng ta cần đọc những văn kiện trên, đặc biệt văn kiện Vita Fraterna in Communitate. Tông huấn cũng để ngỏ một số vấn đề (x. số 57- 58, 59, 60- 61, 62)[1], vì một văn kiện không thể giải đáp được mọi vấn đề, cũng như không thể đưa ra được tất cả mọi qui tắc. Đây cũng là lý do tại sao phần này không được cấu trúc một cách mạch lạc và ăn khớp với nhau: sự hiệp thông, việc đào tạo, một số vấn đề của các dòng tu, vai trò của phụ nữ, v.v.

Phần III: Servitium caritatis (Phục vụ bác ái- Biểu lộ tình yêu Thiên Chúa giữa thế gian).

Người tu sĩ được thánh hiến để thi hành sứ vụ (số 72- 75). Vai trò đặc biệt của đời sống thánh hiến trong sứ mệnh truyền giáo là dấu chỉ/chứng tá (số 15, 25, 27, 32-35, 76, 92) và ngôn sứ (số 84- 95). Tông huấn nói đến một số môi trường hoạt động tông đồ sau:

1. Truyền giáo cho lương dân (số 77- 78)

2. Hội nhập văn hóa (số 79- 80)

3. Phục vụ người nghèo và người bệnh (số 82- 83)

4. Giáo dục (số 96- 97)

5. Truyền thông xã hội (số 99)

6. Đối thoại đại kết và liên tôn (số 100- 103)

Như vậy đời sống thánh hiến là lời tuyên xưng (Confessio), dấu chỉ/ chứng tá (Signum) và sự phục vụ (Servitium). Sự hiện diện của đời sống thánh hiến có tính cách chứng tá, ngôn sứ và sứ mệnh. Do đó, đời sống thánh hiến đáp ứng những nhu cầu căn bản của thời đại chúng ta (số 85a), là một “liệu pháp thiêng liêng” (số 87) và sự hiện diện của nó càng cần thiết hơn bao giờ hết (số 104- 105).

Theo ĐHY Martinez Somalo, Tổng trưởng Bộ Tu sĩ, ba phần này đáp ứng ba khát vọng của thời đại:

- Khát vọng về giá trị tinh thần (hướng thượng)

- Khát vọng về tình tương trợ, liên đới (hướng nội)

- Khát vọng về bác ái vô vị lợi (hướng ngoại)

Phần I là phần phong phú nhất về thần học đời tu. Nó là chìa khóa để hiểu được toàn bộ tông huấn: nguồn gốc Ba Ngôi của đời sống thánh hiến (phần I) còn là căn bản và kiểu mẫu của sự hiệp thông (phần II), và mọi đặc sủng (phần III) đều hướng về Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần (số 36).

Tông huấn trích dẫn Lumen Gentium 38 lần, trong đó chỉ có 16 lần trích từ chương VI nói về đời tu: số 43 (1 lần), 44 (9), 46 (6), không trích các số 45 và 47. Perfectae Caritatis được trích 14 lần: số 10 (4), số 1, 7, 8, 12, 15 (2). Như vậy, tông huấn không dựa nhiều vào Vatican II, dù nó được coi là hoa trái chín muồi của Vatican II. Tuy nhiên, tông huấn dựa vào và đào sâu một số yếu tố đã có sẵn trong  Lumen Gentium như sự thánh hiến; các lời khuyên Phúc âm; các chiều kích Kitô, Thần khí, Giáo hội, cánh chung của đời sống thánh hiến, v.v. So sánh với Perfectae Caritatis, tông huấn có cái nhìn mở hơn khi nói về những hình thức mới của đời sống thánh hiến, nhấn mạnh đến nguồn mạch đời sống thiêng liêng của bất cứ sự đổi mới nào, những chân trời mới cho các lời khuyên Phúc âm và đời sống huynh đệ, mối quan hệ với người giáo dân, đề cao vai trò và phẩm giá của người phụ nữ, những lãnh vực mới của sứ vụ, tân Phúc âm hóa, đại kết,… Những yếu tố này đã được nói tới trong Perfectae Caritatis, nhưng chúng được diễn giải trong bối cảnh của những năm 60; nay tông huấn muốn nhấn mạnh đến sự “trung thành sáng tạo” (số 37) để thích nghi với thế giới hiện tại.

Dù tông huấn đã đào sâu thần học về đời sống thánh hiến, nhưng Đức Giáo hoàng “ước mong công việc suy tư này vẫn còn được tiếp tục, nhằm giúp hiểu sâu hơn ân huệ lớn lao của đời sống thánh hiến trong ba chiều kích thánh hiến, hiệp thông và sứ mệnh.” (số 13e)

2. Căn tính của đời sống thánh hiến theo Vita Consecrata: thánh hiến và sứ mệnh

Hai chiều kích thánh hiến và sứ mệnh được gắn chặt với nhau, bổ túc cho nhau. Sự thánh hiến bao hàm sứ mệnh, vì việc trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô cũng có nghĩa là tham gia vào sứ mệnh của Ngài. Và sứ mệnh lại dẫn đến thánh hiến, vì việc truyền giáo của đời sống thánh hiến thiết yếu ở chứng tá của chính sự tận hiến (số 76). Chứng tá quan trọng nhất của đời sống thánh hiến là sự thánh thiện (số 32 - 35).

    a. Thánh hiến (Phần I: số 14- 40)

Ngay số đầu tiên của phần I này, tông huấn đã cho thấy sự khác biệt giữa sự thánh hiến của phép Rửa và sự thánh hiến của đời tu. Sự thánh hiến của đời tu không phải là hệ quả tất yếu của sự thánh hiến của phép Rửa; vì để bước theo Chúa Kitô, họa lại nếp sống của Ngài, cần phải có một ơn gọi đặc biệt và nhờ một ân huệ đặc biệt của Chúa Thánh Thần. Ơn gọi bao hàm sự tuyển chọn và thánh hiến (số 14, 17, 30, 31). Ân huệ này Thiên Chúa không ban cho tất cả mọi người, như chính Chúa Giêsu đã nói trong trường hợp độc thân tự nguyện (x. Mt 19, 10- 12). Bí tích Rửa tội không bao hàm một ơn gọi sống độc thân, sự từ bỏ của cải và sự vâng lời một bề trên, như trong bậc sống tu trì (số 30b). Mọi tín hữu đều được thánh hiến qua phép Rửa và Thêm sức, những người lãnh tác vụ do bí tích Truyền chức và trong đời sống tu trì “giả thiết một ơn gọi riêng và một hình thái thánh hiến đặc biệt, nhằm chu toàn một sứ mệnh riêng… Những người tận hiến tuyên giữ những lời khuyên Phúc âm, được thánh hiến một cách mới mẻ và đặc biệt, dù không phải là bí tích, nhưng ràng buộc họ chấp nhận lối sống độc thân, khó nghèo và vâng phục mà chính Chúa Giêsu đã sống và đề nghị cho các môn đệ.” (số 31) “Trong truyền thống Giáo hội, việc tuyên khấn của đời sống tu trì được xem như việc đào sâu độc đáo và phong phú sự thánh hiến đã lãnh nhận trong phép Thánh Tẩy. Nhờ việc tuyên khấn ấy, sự kết hợp thâm sâu với Chúa Kitô đã khai mào trong phép Thánh Tẩy, được triển nở thành một hồng ân trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài một cách rõ rệt và trọn vẹn hơn nhờ tuyên giữ các lời khuyên Phúc âm… Việc tuyên giữ các lời khuyên Phúc âm cũng là việc triển khai ân sủng của bí tích Thêm sức, nhưng nó vượt quá những đòi hỏi thông thường của việc thánh hiến nhận trong bí tích này. Vì vậy, cần có một ơn đặc biệt của Chúa Thánh Thần để phát triển những khả năng mới, sản sinh những hoa trái thánh thiện và tông đồ như lịch sử đời sống thánh hiến đã chứng tỏ.” (số 30). Ba bậc sống trong Hội thánh tuy có cách thể hiện khác nhau, nhưng đều là công trình của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần tạo nên sự đa dạng và chính Ngài cũng làm cho Hội thánh trở thành một mối hiệp thông giữa các ơn gọi, đặc sủng và thừa tác vụ (số 31) “Dù ba bậc sống khác nhau, đều biểu lộ mầu nhiệm duy nhất của Chúa Kitô. Giáo dân có đặc tính riêng biệt, tuy không độc hữu, là sinh hoạt trần thế; các chủ chăn có trách nhiệm về tác vụ; còn những người tận hiến thì cố gắng trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục.” (số 31; x. số 32)

Nhưng tại sao đời sống thánh hiến không phải là bí tích như các bậc sống khác? Đây là vấn đề đã và vẫn đang được bàn cãi. Chúng ta có thể trả lời rằng không cần thiết để có thêm một bí tích nữa, vì đời sống thánh hiến là một lối sống theo Thần khí để đào sâu thêm, sống triệt để ba bí tích đã có sẵn: các bí tích khai tâm Kitô giáo. Đây là ơn gọi đặc biệt và sứ mệnh của họ giữa dân Thiên Chúa. Thật vậy, đời sống thánh hiến làm nổi bật sự thánh hiến của Kitô hữu (bí tích Rửa tội), sự hiệp thông[2] (bí tích Thánh Thể) và sứ mệnh (bí tích Thêm sức) (số 31b), khi bước theo Chúa Kitô trinh khiết, khó nghèo và vâng phục (số 1a). Vì thế, tông huấn đã khai triển ba phần chính: thánh hiến, hiệp thông và sứ mệnh, để nhấn mạnh đến ý nghĩa cũng như nội dung của chúng. Qua đó, đời sống thánh hiến “biểu lộ rõ ràng bản tính sâu xa của ơn gọi Kitô giáo”, “gắn chặt với nếp sống, sự thánh thiện và sứ mệnh của Giáo hội” (số 3a), “nhắc nhở cho những người đã được rửa tội về các giá trị cơ bản của Tin mừng” (số 33a).

Vatican II xây dựng thần học về đời tu trên nền tảng Kitô học: đời tu là sự hiệp thông với Chúa Kitô, bắt chước Ngài qua việc tuân giữ các lời khuyên Phúc âm. Tông huấn đã đánh dấu một bước tiến mới trong thần học về đời tu khi lấy lại ý niệm “bước theo Chúa Kitô” (số 15, 18) của công đồng và mở rộng đến tương quan với Ba Ngôi. Nói cách khác, tông huấn đào sâu về nguồn gốc Kitô và Ba ngôi của đời sống thánh hiến. Tông huấn khai triển những chiều kích sau:

- Kitô (số 14- 24)

Theo truyền thống Latinh, đời tu được xem như là một đời sống tu thân khắc kỷ, bỏ mình, vác thập giá theo Chúa; nhưng truyền thống Đông phương lại chú trọng đến sự “biến hình”, biến đổi từ con người trần tục sang con người thánh thiêng khi bước theo Chúa. Mối phúc đối với người phương Đông là sự chiêm niệm: “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5, 8); còn đối với người phương Tây là “phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.” (Mt 5, 7)  Đức Gioan Phaolô II đã dung hòa hai cái nhìn trên khi sử dụng khung cảnh Chúa Giêsu biến hình trên núi (Mt 17, 1- 9) làm sườn cho cả văn kiện (số 14- 16): chủ đề thập giá và vinh quang liên kết với nhau trong mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Kitô. Con đường tu đức không chỉ là con đường khổ chế, mà còn được coi như là cuộc đi tìm cái đẹp. Người tận hiến trải qua kinh nghiệm của ngôn sứ Giêrêmia: “Lạy Chúa, Ngài đã quyến rũ con, và con để cho Ngài quyến rũ” (Gr 20, 7) (số 19). Người tu sĩ bị thu hút bởi vẻ đẹp của Chúa, say mê chiêm ngưỡng Chúa, ở kề bên Chúa, đàm đạo với Ngài, để rồi phản chiếu dung nhan rạng ngời của Ngài (số 27). Sau khi chiêm ngắm Chúa biến hình, các môn đệ còn phải trèo lên núi Sọ (số 14, 40). Giống như Chúa Giêsu, họ cần phải qua núi Sọ để bước vào vinh quang khải hoàn. Thật vậy, đời sống thánh hiến phải được coi như là một cuộc “biến hình,” bước theo Chúa Kitô khiết tịnh, khó nghèo và vâng lời (số 14, 16, 18, 22), trở nên “đồng hình đồng dạng” với Chúa Kitô (số 16) và tham dự vào mầu nhiệm thập giá và phục sinh của Ngài (số 23- 24).

Tuy khung cảnh “biến hình” thích hợp với phương Đông hơn là phương Tây, nhưng tông huấn đã kết hợp Đông- Tây, hai lá phổi của Giáo hội, một cách rất hài hòa và sinh động: phương Đông “lên núi”, chiêm ngắm để hưởng vinh quang với Chúa; còn phương Tây “xuống núi”, trở về với thực tại cuộc sống và “phục vụ”, can đảm dấn bước trên con đường thập giá (số 14c). Sự khác biệt giữa Đông và Tây tạo nên sự phong phú cho Giáo hội.

Tóm lại, tông huấn trình bày thần học về đời sống thánh hiến với tất cả vẻ đẹp của nó trong khung cảnh Chúa Giêsu biến hình trên núi; đồng thời, việc chiêm ngắm dung mạo Chúa Kitô biến hình giúp người tận hiến cố gắng trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, tìm cách diễn lại nơi chính mình, chừng nào có thể, “nếp sống Con Thiên Chúa đã chọn khi Ngài xuống thế” (số 16), để mọi người có thể nhận thấy Chúa Kitô nơi khuôn mặt và cuộc sống của họ (một cuộc sống “biến hình”). Tông huấn tô đậm chiều kích Kitô của đời sống thánh hiến, nhưng chiều kích Kitô này là một chiều kích Kitô Ba Ngôi như chúng ta thấy dưới đây

- Ba Ngôi (số 17- 19)

Khía cạnh Ba Ngôi của đời sống thánh hiến được tông huấn triển khai khi nói về nguồn gốc của sự thánh hiến (số 17- 19), các lời khuyên Phúc âm (số 20- 21), đoàn sủng (số 36), hiệp thông cộng đoàn (số 41), huấn luyện (số 66), sứ mệnh (số 72), và kinh nguyện dâng lên Ba Ngôi (số 111).

Việc trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô đương nhiên bao hàm tương quan với Ba Ngôi Thiên Chúa, vì Chúa Kitô đã sống trọn tình con thảo với Chúa Cha. Thật vậy, ngay từ đầu, tông huấn đã xác định nguồn gốc Ba Ngôi của đời sống thánh hiến: “Đời sống thánh hiến, bén rễ sâu trong gương mẫu và giáo huấn của Chúa Kitô, là một ân huệ của Thiên Chúa Cha ban cho Giáo hội qua Chúa Thánh Thần… Trải qua các thời đại, luôn có những người sẵn sàng nghe theo tiếng gọi của Chúa Cha, dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, đã chọn con đường đặc biệt để bước theo Chúa Kitô.” (số 1)  Đời sống thánh hiến hiện hữu không chỉ nhờ Ba Ngôi, mà còn vì Ba Ngôi và cho Ba Ngôi. Ba Ngôi chính là nguồn gốc, cùng đích và kiểu mẫu của đời sống thánh hiến. Thật vậy, Ba Ngôi hiện diện trong tất cả nội dung nền tảng của đời sống thánh hiến: các lời khuyên Phúc âm (số 20- 21), đời sống cộng đoàn (số 41, 42, 72) và sứ mệnh (số 22, 72, 75; trong hành trình của đời sống tu: ơn gọi (số 17), “bước theo Chúa Kitô” (số 18) và thánh hiến (số 19); và trong những đặc tính của các đặc sủng (số 36). Do vậy, đời sống thánh hiến trở thành việc tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi (Confessio Trinitatis) (số 16d), việc tuyên xưng và dấu chỉ của Thiên Chúa Ba Ngôi (số 21f, 20b).

Sự kêu gọi và thánh hiến là do sáng kiến của Chúa Cha. Ngài tách riêng một ai đó cho Ngài (số 17). Bước theo Chúa Kitô, được thánh hiến nhờ tuyên giữ các lời khuyên Phúc âm, trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài. Ngài là con đường dẫn tới Chúa Cha và sứ mệnh (số 18). Các đặc sủng, sự thánh hiến và sứ mệnh là công việc của Chúa Thánh Thần (số 19). Có thể tóm tắt nguồn gốc Ba Ngôi của đời sống thánh hiến như sau: sáng kiến ban đầu phát xuất từ Chúa Cha (số 17), sự đáp trả qua việc bước theo Chúa Kitô (số 18) và được thánh hiến bởi Chúa Thánh Thần (số 19):

+ Trong tương quan với Thiên Chúa Cha (số 17): Sự thánh hiến là một hồng ân, hoàn toàn do sáng kiến phát xuất từ tình yêu của Thiên Chúa Cha (x. Ga 15, 16). Chính Ngài đã tuyển chọn và thánh hiến. Ngài mời gọi con người tiến lên trên đường trọn lành qua việc bước theo Chúa Kitô, vâng nghe lời Con yêu dấu của Ngài (x. Mt 17, 5). Để đáp trả tiếng gọi tình yêu huyền nhiệm đó, con người muốn dâng hiến toàn thân cho Ngài và cho chương trình cứu độ của Ngài (x. 1Cr 7, 32- 34). Sự tận hiến diễn ra trong khung cảnh của một giao ước tình yêu.

+ Trong tương quan với Chúa Kitô (số 18): Chúa Kitô là con đường dẫn tới Chúa Cha (x. Ga 15, 16). Chúa Kitô kêu gọi một số người bước theo Ngài, họa lại nếp sống của Ngài, trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài qua việc sống triệt để các lời khuyên Phúc âm, hoàn toàn hiến thân để phụng sự Thiên Chúa và tha nhân.

+ Trong tương quan với Chúa Thánh Thần (số 19): Trong khung cảnh biến hình (x. Mt 17, 5), đám mây là hình ảnh của Chúa Thánh Thần. Đời sống thánh hiến là một ân huệ do Chúa Thánh Thần, nguồn gốc của mọi đặc sủng, khơi gợi lên. Chính Ngài gợi lên nguyện ước đáp trả trọn vẹn, làm cho họ nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục, thúc đẩy họ đảm nhận sứ mạng của Chúa Kitô.

+ Tương quan với Ba Ngôi qua các lời khuyên Phúc âm (số 16- 21):

* Ba lời khuyên Phúc âm họa lại nếp sống của Chúa Kitô (số 18; x. 14a, 16c, 22ab, 29c, 31d, 111c).  

* Giá trị phong phú của các lời khuyên Phúc âm được đặt trong mối tương quan với Chúa Cha (giá trị tuyên xưng Chúa Kitô) (số 16c): sự khiết tịnh bắt chước tình yêu thanh khiết của Chúa Kitô và tuyên xưng Ngài là Con Một, đồng nhất với Chúa Cha (x. Ga 10, 30; 14, 11); sự khó nghèo tuyên xưng Chúa Kitô là Con, lãnh nhận mọi sự từ Chúa Cha và dâng mọi sự lại cho Chúa Cha vì yêu thương (x. Ga 17, 7. 10); sự vâng phục tuyên xưng Chúa Kitô là Con rất yêu dấu của Chúa Cha, luôn vui thích thi hành ý muốn của Chúa Cha (x. Ga 4, 34).

“Do việc trở nên đồng hình đồng dạng với mầu nhiệm Chúa Kitô như thế, đời sống thánh hiến thực hiện với một tư cách đặc biệt việc tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi, đặc tính của mọi đời sống Kitô hữu: nhận biết với lòng kính phục vẻ đẹp tuyệt vời của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, cùng hoan hỉ làm chứng về sự quan tâm yêu thương của Thiên Chúa dành cho mọi người.” (số 16d)

* Ba lời khuyên Phúc âm là một ân huệ của Thiên Chúa Ba Ngôi (số 20a). “Đời sống thánh hiến trở thành một trong những dấu ấn hữu hình mà Thiên Chúa Ba Ngôi để lại trong lịch sử, hầu mọi người có thể nhận ra được sức hấp dẫn mê hoặc của vẻ đẹp thần linh.” (số 20b)

* Ba lời khuyên Phúc âm biểu lộ tình yêu của Chúa Con đối với Chúa Cha trong sự hợp nhất với Chúa Thánh Thần. Khi thực hiện các lời khuyên này, người được thánh hiến sống một cách hết sức sinh động đặc tính Ba ngôi và Kitô, là dấu ấn của toàn thể đời sống Kitô hữu (số 21):

“Sự khiết tịnh biểu lộ sự dâng hiến một con tim không chia sẻ cho Thiên Chúa[3] (x. 1Cr 7, 32- 34), phản ánh tình yêu liên kết Ba Ngôi Thiên Chúa trong đời sống sâu thẳm nhiệm mầu của Ba Ngôi, tình yêu mà Ngôi Lời Nhập Thể làm chứng cho đến hy sinh mạng sống, tình yêu được Chúa Thánh Thần ‘đổ tràn vào lòng chúng ta’ (Rm 5, 5) và thúc giục chúng ta đáp trả bằng tình yêu trọn vẹn dành cho Thiên Chúa và cho anh chị em.” (số 21b; x. số 22b)

“Sự khó nghèo tuyên xưng Thiên Chúa là kho tàng đích thực duy nhất của con người. Noi gương Chúa Kitô, ‘Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó’ (2Cr 8, 9), sự nghèo khó trở thành một cách diễn tả sự dâng hiến toàn thân như Ba Ngôi Thiên Chúa trao ban trọn vẹn cho nhau. Sự trao ban dạt dào ấy trào ra trong công cuộc sáng tạo và biểu lộ cách sung mãn trong sự Nhập thể của Ngôi Lời và trong cái chết cứu chuộc của Người.” (số 21c)

Sự vâng phục, noi gương Chúa Kitô, lấy thánh ý Chúa Cha làm lương thực (x. Ga 4, 34), tuyên xưng tình yêu hòa hợp của Ba Ngôi Thiên Chúa, biểu lộ một sự vâng phục hiếu thảo chứ không phải nô lệ (số 21d; x. số 22b; 16c.

“Bởi đó, đời sống thánh hiến được mời gọi không ngừng đào sâu ân huệ của các lời khuyên Phúc âm, bằng một tình yêu ngày càng chân thành và mãnh liệt hơn trong chiều kích Ba Ngôi: tình yêu của Chúa Kitô, mời gọi sống thân mật với Ngài; tình yêu của Chúa Thánh Thần, chuẩn bị tâm hồn đón nhận những linh hứng của Ngài; tình yêu của Chúa Cha, nguồn mạch đầu tiên và mục tiêu tối thượng của đời sống thánh hiến. Như thế, đời sống thánh hiến trở nên lời tuyên xưng và dấu chỉ về Ba Ngôi Thiên Chúa, mầu nhiệm được tỏ bày cho Giáo hội như mẫu mực và nguồn mạch của mọi hình thức đời sống Kitô hữu.” (số 21e)

Không phải ngẫu nhiên khi tông huấn đặt đời sống huynh đệ trong cộng đoàn nằm ngay sau ba lời khuyên Phúc âm trong số 21[4] này (số 21f), vì một số tác giả ngày nay coi đời sống huynh đệ như là “lời khuyên Phúc âm thứ tư”. Ngoài ra, tông huấn còn nối kết ba lời khuyên Phúc âm với đời sống huynh đệ trong các số 72d, 85a, và 88-92. Thật vậy, giống như ba lời khuyên Phúc âm, đời sống huynh đệ cũng có giá trị tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi: đời sống huynh đệ tuyên xưng Chúa Cha, Đấng muốn cho mọi người thành một gia đình duy nhất; tuyên xưng Chúa Con Nhập Thể, Đấng muốn qui tụ những người được cứu chuộc; tuyên xưng Chúa Thánh Thần là nguyên lý hiệp nhất trong Giáo hội (số 21f).

Các lời khuyên Phúc âm được tông huấn trình bày như là cốt lõi của đời sống thánh hiến. Tông huấn không triển khai những khía cạnh bên ngoài như pháp lý, khổ hạnh, luân lý,…, thường được nói đến trong các văn kiện trước đấy (x. LG 39, 42; CCC 915); nhưng đào sâu về thần học: chiều kích thần bí (Kitô và Ba Ngôi) của ba lời khuyên Phúc âm. Mọi sự biểu lộ ra bên ngoài của các lời khuyên Phúc âm đều phải là kết quả của sự kết hợp thâm sâu bên trong này. Các lời khuyên Phúc âm không nên hiểu và sống như những phương tiện để thanh luyện hoặc khổ chế, nhưng như là kinh nghiệm, sự biến đổi và hậu quả của “ước muốn được hoàn toàn trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô” (số 18c), “trở nên một với Ngài, mặc lấy tâm tình và nếp sống của Ngài.” (18b)  Chiều kích thần bí này đã được nói đến trong một số văn kiện trước đó (x. EE 14, 15; RD 7b; PI 12), nhưng tông huấn đã mở rộng và làm phong phú thêm.

Tóm lại, Chúa Kitô là “Tảng đá góc” (Ep 2, 20), nhưng đó là Kitô Ba Ngôi. Bên cạnh đó, tông huấn qui chiếu về Chúa Thánh Thần hơn 100 lần và Chúa Cha hầu như được nói đến trong khắp tông huấn. Đây cũng là một sự tổng hợp Đông- Tây của tông huấn: Đông có khuynh hướng thiên về chiều kích Ba Ngôi và Tây lại chú trọng đến việc bước theo Chúa Kitô.

- Đức Maria (số 23, 28, 34, 112)

Tông huấn trình bày Đức Maria như là mẫu gương của đời sống thánh hiến:

+ Mẫu gương tuyệt vời của việc thánh hiến hoàn hảo, vì Mẹ hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa và  hiến thân trọn vẹn cho Ngài (số 28)

+ Mẫu gương trong việc bước theo Chúa Kitô (số 28)

+ Mẫu gương trong việc thông dự vào mầu nhiệm Vượt Qua: can trường trước thử thách khi đứng gần thập giá Chúa Giêsu (x. Ga 19, 25- 27) (số 23)

+ Mẫu gương của một tình yêu phong nhiêu đặc biệt, góp phần vào việc sinh ra và tăng triển sự sống thần linh trong các tâm hồn (số 34).

Ngoài ra, Đức Maria còn là Mẹ của các người tận hiến, cầu bầu cho họ trung thành với ơn gọi và trợ giúp họ rất hữu hiệu để tiến tới trong việc đáp trả và sống sung mãn ơn gọi của mình. Vì thế, tông huấn kết thúc với lời khẩn cầu Đức Trinh nữ Maria (số 112).

- Giáo hội (số 3, 25, 26, 29, 32- 34)

Đời sống thánh hiến nằm trong bản chất thánh thiện của Giáo hội. Giáo hội có sứ mệnh chuyển thông Chúa Kitô cho nhân loại: không chỉ thông truyền những lời giảng, nhưng còn cả nếp sống của Ngài nữa. Do đó, đời sống thánh hiến, xét theo bản tính (họa lại nếp sống của Chúa Kitô trinh khiết, khó nghèo và vâng phục), gắn chặt với đời sống và sự thánh thiện của Giáo hội (số 3, 29), thuộc về cơ cấu thần thiêng của Giáo hội (số 30- 31). Đời sống thánh hiến họa lại nếp sống của Chúa Kitô trinh sạch, khó nghèo và vâng phục- nếp sống biểu lộ tình con thảo của Ngài với Chúa Cha (số 1a, 16, 18, 21...), nên nó có vị trí ưu việt trong Hội thánh, là một ân huệ qúi báu và cần thiết cho hiện tại và tương lai của dân Thiên Chúa (số 3, 18, 32, x. 105). Giáo hội cần họ để họa lại nếp sống của Con Thiên Chúa. Sứ mệnh của đời sống thánh hiến là làm chứng bằng chính đời sống thánh thiện (số 32- 35). Thêm vào đó, đời sống thánh hiến còn biểu lộ mối tình duy nhất của Giáo hội dành cho Đức Lang Quân (số 3, 34). Như thế, đời sống thánh hiến gắn liền với sứ mệnh (số 1, 25) và cánh chung của toàn thể Giáo hội (số 26).

Tông huấn khẳng định một cách rõ ràng tầm quan trọng và sự cần thiết của đời sống thánh hiến đối với Giáo hội (số 3, 6, 18,29, 32, 105). Mặc dù tông huấn cũng coi tất cả mọi Kitô hữu đều bình đẳng như nhau, cùng có chung một phẩm giá, cùng được kêu gọi nên thánh (số 31b, 18b) và mỗi người đều làm phong phú người khác (số 33b), nhưng tông huấn cho thấy vị trí trổi vượt của đời sống thánh hiến, vì người được thánh hiến sống triệt để nếp sống mà Chúa Giêsu đã sống khi được Chúa Cha sai đến thế gian.

b. Đặc sủng / Sứ mệnh (số 72- 103)

Sứ mệnh của đời sống thánh hiến (phần III) được xem như là sự phục vụ bác ái (Servitium caritatis). Biểu tượng chính ở đây là Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ của Ngài (số 75). Phần này là sự kết hợp giữa thần học và mục vụ.

Chủ đề “biến hình” trong tông huấn không những được nối kết với việc say mê chiêm ngưỡng dung nhan rạng ngời của Chúa, mà còn liên hệ tới sứ mệnh truyền giáo nữa. Sau khi chiêm ngắm Chúa biến hình, các môn đệ được mời gọi xuống núi để phục vụ (số 75). Ngay tựa đề của phần này, “Phục vụ bác ái- Biểu lộ tình yêu Thiên Chúa giữa thế gian”, đã cho thấy tông huấn không chỉ đào sâu về thánh hiến, nhưng còn nhấn mạnh đến sứ mệnh của đời sống này trong thế giới nữa.

Đặc sủng luôn gắn liền với sứ mệnh truyền giáo. Đặc sủng của đời sống thánh hiến nói chung và của mỗi hội dòng (nhận được qua đấng sáng lập) là ân huệ của Chúa Thánh Thần (số 1, 5, 19, 25, 32, 36, 48). Chúa Thánh Thần là nguồn gốc mọi ơn gọi tận hiến, nên cần phải trung thành sáng tạo với đặc sủng/đoàn sủng (số 36, 37, 73, 74), khi canh tân việc huấn luyện (số 65, 68, 71, 80), sống linh đạo (số 37, 93) và hoạt động tông đồ (số 48, 63, 72).

Tông huấn trình bày đặc sủng trong mối quan hệ với Thiên Chúa Ba Ngôi: “Mọi đặc sủng đều bao hàm ba định hướng: trước tiên, hướng về Chúa Cha, với lòng con thảo muốn tìm kiếm thánh ý Cha trong sự hoán cải liên tục, nơi mà sự vâng phục là nguồn mạch tự do đích thực, sự khiết tịnh biểu lộ niềm thao thức của một con tim không thể thỏa mãn bởi bất cứ tình yêu hữu hạn nào, sự khó nghèo nuôi dưỡng lòng đói khát công chính mà Thiên Chúa đã hứa ban cho thỏa lòng (x. Mt 5, 6). Trong viễn tượng này, đặc sủng của bất cứ hội dòng nào cũng thôi thúc người được thánh hiến thuộc trọn về Chúa… Các đặc sủng của đời sống thánh hiến cũng hướng về Chúa Con: các đặc sủng mời gọi duy trì một sự hiệp thông với Ngài trong đời sống thân mật vui tươi, noi gương Ngài quảng đại phụng sự Thiên Chúa và phục vụ anh chị em… Sau cùng, bất cứ đặc sủng nào cũng hướng về Chúa Thánh Thần, vì mọi đặc sủng đều mời gọi con người hãy để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn và nâng đỡ trên con đường thiêng liêng riêng biệt, cũng như trong đời sống hiệp thông và hoạt động tông đồ… Thật vậy, chính trong mối tương quan ba chiều này mà những đặc sủng sáng lập dòng xuất hiện, dù dưới những nét riêng biệt của các hình thức sống khác nhau, bởi vì đặc sủng nào cũng nổi bật niềm khát vọng sâu xa của tâm hồn muốn được trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, để làm chứng về một khía cạnh nào đó thuộc mầu nhiệm của Ngài. Khía cạnh đó được cụ thể hóa và phát triển trong truyền thống trung thực nhất của hội dòng, phù hợp với quy luật và hiến pháp.” (số 36)     

Đời sống thánh hiến được đặt ở ngay trung tâm của Hội thánh như là một yếu tố quyết định cho sứ mệnh của Hội thánh. Chính Thần khí thúc đẩy họ đảm nhận sứ mệnh của Chúa Kitô. Thật vậy, ý thức về truyền giáo thấm sâu vào tận huyết mạch của mọi hình thức tu trì. Nó bao trùm mọi khía cạnh của đời sống họ. Sự thánh hiến luôn ẩn chứa một sứ mệnh và đặc sủng luôn gắn liền với sứ mệnh đặc biệt của mỗi hội dòng. Bởi vậy, việc truyền giáo là điều cốt yếu đối với mọi hội dòng, cả những hội dòng chuyên lo làm việc tông đồ, lẫn những hội dòng sống đời chiêm niệm. Ý thức truyền giáo luôn là ưu tiên số một của mọi hình thức tu trì (số 19, 25, 72).

Sứ mệnh truyền giáo của đời sống thánh hiến được tông huấn đề cập ở phần III này (32 số, nhiều hơn các phần khác), nhưng phần I (27 số) và II (31 số) cũng được liên kết với sứ mệnh truyền giáo: thánh hiến bao hàm sứ mệnh truyền giáo (số 14, 18, 19, 21, 22, 25, 27,…) và sự hiệp thông dẫn đến sứ mệnh và chính nó trở thành sứ mệnh truyền giáo (số 46, 47, 51,…). Thánh hiến và sứ mệnh không thể tách rời. Cả hai trở nên một trong sự hiệp thông: sống sự hiệp thông sâu xa là truyền giáo (số 46a). Chính ở đây mà đời sống thánh hiến biểu lộ tình yêu Thiên Chúa trong thế giới.

Theo tông huấn, sứ mệnh truyền giáo của đời sống thánh hiến bao gồm ba yếu tố: thánh hiến, đời sống cộng đoàn và sứ mệnh đặc biệt của mỗi hội dòng (số 72, 25). Qua số 72, chúng ta thấy mọi sự đều liên quan đến sứ mệnh: việc bắt chước Chúa Kitô, trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài, chứng tá cộng đoàn và cá nhân, ơn gọi, đặc sủng, các lời khuyên Phúc âm, đời sống huynh đệ trong cộng đoàn,  những hoạt động đặc biệt của mỗi hội dòng,… Tất cả đều được nối kết với sứ mệnh. Không một khía cạnh nào có thể được hiểu và sống riêng rẽ được.

Phản ánh đời sống Ba ngôi trong các lời khuyên Phúc âm, họa lại nếp sống của Chúa Kitô đã là một sự truyền giáo rồi. Bên cạnh đó, đời sống huynh đệ loan báo rằng nước Thiên Chúa đã hiện diện trên trần gian rồi (số 21, 22c, 73, 85a,...). Mỗi hội dòng còn có một sứ mệnh truyền giáo riêng biệt, tùy theo đặc sủng của mình (số 72, x. 46a)…

 “Người tận hiến càng sống một đời hoàn toàn hiến dâng cho Chúa Cha (x. Lc 2, 49; Ga 4, 34), được Chúa Con chiếm hữu (x. Ga 15, 16; Gl 1, 15- 16), được tác động bởi Chúa Thánh Thần (x. Lc 24, 49; Cv 1, 8; 2, 4), thì càng cộng tác hữu hiệu vào sứ mệnh của Chúa Kitô (x. Ga 20, 21) và góp phần đặc biệt vào việc canh tân thế giới.” (số 25) Những người tận hiến luôn phải nuôi dưỡng ngọn lửa nhiệt thành truyền giáo. Họ cần “làm cho Chúa Kitô khiết tịnh, khó nghèo, vâng phục, đang cầu nguyện cũng như đang rao giảng về nước Thiên Chúa, được hiện diện ngay cả giữa những người không phải là Kitô hữu.” (số 77).

Việc họa lại nếp sống của Chúa Kitô đương nhiên kèm theo việc họa lại trót tâm tình của Ngài, tận hiến hoàn toàn cho việc phục vụ nước Thiên Chúa. Giống như Chúa Giêsu, Người được Cha thánh hiến và sai đến thế gian (x. Ga 10, 36), những người được Thiên Chúa kêu gọi, cũng được thánh hiến và sai đến thế gian để noi gương Người và tiếp tục sứ mệnh của Người (số 3, 18, 22, 25, 27, 72- 75).

“Tình yêu Chúa Kitô thúc bách chúng ta” ( 2 Cr 5, 14): những người được thánh hiến cần lập lại lời xác quyết này với thánh Phaolô, bởi vì sứ mệnh của họ là hoạt động khắp nơi trên trái đất để củng cố và mở rộng nước của Chúa Kitô, rao giảng Tin mừng ở khắp mọi nơi, cả những nơi xa xôi hẻo lánh nhất.” (số 78).

Tông huấn lược qua một số môi trường hoạt động tông đồ truyền thống, nhưng cũng đang gây ra những thách đố cho tu sĩ ngày nay, như việc truyền giáo cho lương dân (số 77- 78), việc hội nhập văn hóa (số 79- 80), phục vụ người nghèo và người bệnh (số 82- 83), giáo dục (số 96- 97), truyền thông xã hội (số 99), đối thoại đại kết và liên tôn (số 100- 103).

Cách đặc biệt, đời sống thánh hiến phải trở thành dấu chỉ/chứng tá (số 15, 25, 27, 32-35, 76, 85, 92, 104- 105) và ngôn sứ (số 33a, 39, 84- 95) trong thế giới hôm nay.

- Dấu chỉ/chứng tá

Việc truyền giáo của đời sống thánh hiến thiết yếu ở chứng tá của chính sự tận hiến của họ (số 76). Chứng tá quan trọng nhất của đời sống thánh hiến là sự thánh thiện (số 32 - 35). Chứng tá của tình yêu thánh hiến hệ tại ở việc sống thân mật với Thiên Chúa, cảm nghiệm được tình yêu sâu thẳm của Ngài và cố gắng đáp lại tình yêu đó bằng đời sống noi gương Chúa Kitô trinh khiết, khó nghèo và vâng phục một cách triệt để. Việc họa lại nếp sống của Chúa Kitô làm cho Chúa Kitô luôn sống động trong cuộc sống.

Nền văn hóa hiện nay thường dễ bị tục hóa, nhưng lại rất dễ nhạy cảm với ngôn ngữ của các dấu chỉ (số 25). Việc tuyên giữ các lời khuyên Phúc âm biến những người tận hiến trở thành dấu chỉ ngôn sứ cho cộng đoàn anh/chị em họ và cho thế gian (số 15). Nhờ đoàn sủng của họ, những người tận hiến trở thành dấu chỉ của Thánh Thần hướng về một tương lai mới mẻ trong niềm tin và hy vọng. Sự mong đợi cánh chung này trở thành sứ mệnh để cho triều đại nước Thiên Chúa có thể hiện diện ngay từ bây giờ, qua việc thiết lập tinh thần các mối phúc, có khả năng khơi lên trong xã hội loài người lòng khát khao đích thực về công bằng, hòa bình, tình liên đới và sự khoan dung (số 27). Bên cạnh đó, đời sống cộng đoàn[5] là một dấu chỉ của mối dây liên kết, dấu chỉ sáng ngời của tình phụ tử duy nhất đến từ Thiên Chúa, của tình huynh đệ phát xuất từ Thánh Thần (số 92).

- Ngôn sứ

Sự liên kết với người nghèo và người bị áp bức đã dẫn Chúa Giêsu đến chỗ đối đầu với những người có quyền thế. Tính cách ngôn sứ của đời sống thánh hiến “tham gia đặc biệt vào chức vụ ngôn sứ của Chúa Kitô” và nó “gắn liền với đời sống thánh hiến, vì nó đòi buộc phải triệt để theo Chúa Kitô.” Công đồng coi đời sống thánh hiến như là dấu chỉ, “một dấu chỉ có tính ngôn sứ về vị thế trổi vượt của Thiên Chúa và của những giá trị Tin mừng trong đời sống Kitô hữu. Chính do vị thế trổi vượt này, không có gì đáng kể hơn là mối tình dành riêng cho Chúa Kitô và cho những người nghèo, vì lẽ Chúa Kitô đang sống nơi họ.” (số 84) Người tận hiến sống mật thiết với Chúa đến độ trở thành phát ngôn viên của Ngài.

Trong thế giới hiện nay, dấu vết về Thiên Chúa dường như bị xóa nhòa, nên cần có một chứng tá ngôn sứ mãnh liệt từ phía những người được thánh hiến. Đặc biệt, người tu sĩ ngày nay cần có câu trả lời ngôn sứ cho ba thách thức của xã hội đương thời: nền văn hóa hưởng thụ phá bỏ mọi qui luật luân lý khách quan của tính dục, chủ nghĩa vật chất ích kỷ, và những quan niệm lệch lạc về tự do. Qua việc tuyên giữ các lời khuyên Phúc âm, họ trả lời bằng thái độ và hành động ngôn sứ trong việc vui vẻ thực hành đức khiết tịnh hoàn hảo, như chứng tá về quyền năng của tình yêu Thiên Chúa trong sự mỏng dòn của thân phận con người; trong việc bước theo Chúa Kitô nghèo khó, làm chứng cho Thiên Chúa, kho tàng đích thực của trái tim con người, và luôn sống trong sự liên kết với người nghèo, chia sẻ điều kiện sống của những người cùng khốn nhất; và trong việc tuân phục thánh ý Chúa Cha, để cùng nhau tiến bước trong sự hiệp thông huynh đệ (số 85- 92).

Sứ mệnh truyền giáo của đời sống thánh hiến được nói đến ở mọi nơi trong tông huấn, ngay từ số đầu tiên. Mọi sự đều được hiểu trong mối quan hệ với sứ mệnh. Mọi sự đều qui về sứ mệnh. Mọi sự đều trở thành sứ mệnh. Sứ mệnh bao trùm toàn bộ đời sống của những người tận hiến.

Tóm lại, các văn kiện về đời tu không đưa ra định nghĩa đầy đủ và chính xác về đời sống thánh hiến, nhưng đào sâu yếu tố nền tảng, nguồn gốc của nó cũng như chỗ đứng của đời sống này trong Hội thánh. Tông huấn Vita Consecrata đúc kết những khuynh hướng khác nhau về thần học và mục vụ trong suốt 30- 35 năm, kể từ công đồng Vatican II, trong một tổng hợp mới giữa Đông và Tây, dựa trên nền tảng Ba Ngôi, thấm đậm Kitô và sự hiệp thông của Giáo hội. Đặc biệt, tông huấn nối kết hai ý niệm thánh hiến và sứ mệnh: thánh hiến và sứ mệnh bổ túc cho nhau và đan quyện vào nhau, tạo nên căn tính của đời sống thánh hiến. Không thể hiểu cái này nếu không có cái kia. Người tận hiến không thể yêu Chúa, mà lại không yêu người thân cận (x. Mt 22, 34-40; 1Ga 4, 20-21). Thánh hiến bao hàm sứ mệnh: thánh hiến để được sai đi. Sứ mệnh lại dẫn đến thánh hiến, vì chứng tá quan trọng nhất của đời sống thánh hiến là sự thánh thiện (số 32 - 35). Sự thánh hiến, trước tất cả, là hành động của Chúa Cha; bước theo Chúa Kitô trên con đường đến với Chúa Cha và phục vụ kế hoạch cứu độ của Chúa Cha; Chúa Thánh Thần, nguồn gốc mọi đặc sủng, cụ thể hóa sứ mệnh của đời sống thánh hiến trong những tình huống lịch sử của nhân loại.

Mặc dù đang đứng trước cuộc khủng hoảng về ơn gọi do lối sống “buông thả” của nhiều tu sĩ, tông huấn coi đó như là “những cám dỗ” cần phải vượt qua (số 2, 13, 38, 43b, 46b, 70) và phó thác vào lòng thương xót của Thiên Chúa (số 70, 110a). Bởi đó, tông huấn mang một giọng văn tích cực: tạ ơn Chúa vì những hồng ân Ngài đã ban cho Giáo hội qua đời sống thánh hiến, khuyến khích các người tận hiến can đảm hướng đến tương lai để sống trọn vẹn sự dâng hiến của mình cho Thiên Chúa.

Trần Hữu Hạnh, fsf

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- J. Rovira, cmf. The Post-Synodal Apostolic Exhortation “Vita Consecrata.” Philippines, Quezon City: ICLA, 2005.

- M. Ngọc Đính (Chuyển ngữ). Đời tu dưới ánh sáng công đồng Vatican II & Giáo luật, Quyển I. The Daughters of St. Paul, 1986.

- Phan Tấn Thành. Giải Thích Giáo Luật Quyển 2- Dân Thiên Chúa, tập 3, Các Hội Dòng Tận Hiến và các Tu Đoàn Tông Đồ. Rôma, 1993, tr. 390-402; 415-425.

- Văn kiện Đời tu- Theo Chúa Kitô, 2002.

- Bình Hòa. “Thần học về Đời sống thánh hiến”. Thời sự Thần học, số 8, tháng 6/97, tr. 7- 25


[1] Nhưng đó cũng không phải là những vấn đề đơn giản, vì cho tới nay (2006) vẫn chưa có những giải pháp.

[2] Bí tích Thánh Thể là nguyên nhân, nền tảng và là con đường dẫn tới sự hiệp thông trong Giáo hội: hiệp thông với Chúa Kitô và hiệp thông giữa các tín hữu (x. LG 11a, PO 6a, AG 9b, VC 30ab, 31b, 95b).

[3] Thiên Chúa như là nguồn gốc, trung tâm và cùng đích của đời sống thánh hiến.

[4] Tựa đề của số 21 là “Phản ánh đời sống Ba Ngôi trong các lời khuyên Phúc âm.”

[5] X. FLC 54-57: đời sống huynh đệ trong cộng đoàn là một sự truyền giáo.

 
VỀ MỤC LỤC
Tôi trở thành một Kitô Hữu

  

Tháng ba năm 1983, tôi được trả tự do, trở về đời sống bình thường, với gia đình vợ và các con.

Về những dấu ấn gần tám năm trong các trại cải tạo tôi không thể nào quên đuợc, như ngay bây giờ lúc viết bài bày, dấu ấn kỷ niệm khó quên đã in hằng sâu đậm trong tâm hồn tôi.

Về những năm dài đi học, tôi chỉ giữ lại nhiều kỷ niệm nhất là thời gian tôi học tại trường trung học cần Giuộc và hai năm tôi học tại trường Chính Trị Kinh Doanh thuộc Viện Ðại Học Ðà Lạt nhưng dạy ở Thương Xá Tax Sài gòn.

Về những năm đi day học, tôi thích nhất năm năm dạy tại trường Lương văn Can, ở đây tôi được nói những tư tưởng, những ý nghĩ mà tôi cho rằng đúng, có một nơi để trình bày, diễn tả nỗi lòng, tâm sự của tôi và có những em học trò nhỏ đã đến tuổi hiểu biết, suy nghĩ để tiếp thu, phán đoán những lời nói, những điều tôi trình bày.

Tất cả những chuổi dài sự kiện thúc đẩy, ảnh hưởng đến tâm hồn tôi, đưa đẩy diễn biến tư tưởng lâu ngày của tôi để tôi được trở thành một Kitô hữu.

Niên khoá 1961-1962, tôi học lớp 12 của trường Trung học Chu văn An, thầy dạy Anh văn của tôi là vị Linh Mục. Bộ áo màu đen của Ngài đã gây cho tôi sự chú ý và tôi đã có ý nghĩ tốt về Ngài do màu áo đen mà Ngài đang mặc. Tôi tự nhiên có cảm tình với Ngài vì tôi biết rằng các Linh Mục không có vợ.

Nhưng vì lo dùi mài  kinh sử, lo học trối chết các môn học Toán, Lý Hóa và Triết học để làm sao phải thi cho đậu Tú Tài hai, vì nếu rớt thì phải đi lính ngay. Tôi chỉ cần học ba môn Toán, Lý Hóa và Triết là có thể qua được phần thi viết, còn phần thi vấn đáp thì sẽ tính sau. Nên môn Anh văn lúc đó được coi là môn phụ, chúng tôi ít chú ý tới môn này và màu áo đen của Thầy Linh Mục dần dần phai mờ trong tâm trí tôi.

Khoảng năm 1970, tôi có ý định làm Luật sư, tôi tìm một Luật sư để xin tập sự, nhưng tôi đã không tìm được vì ba tôi chỉ là người lao động bình thường chạy xe Lam ba bánh ngày hai buổi, không quen biết nhiều, tôi thì mới tốt nghiệp trường luật vài năm, còn trẻ cũng không quen biết ai, tôi có người bạn thân là Nguyễn văn Bái, người Công Giáo hứa giúp tôi, bạn tôi đến gặp Linh Mục Chánh Xứ Bắc Hà ở đường Lý Thái Tổ. Bạn tôi dẫn vào gặp Cha nhờ Cha giúp đỡ, tìm giùm một Luật sư  để nhận tôi làm một Luật sư tập sự. Thế là tôi được  Luật sư Lê Quang Trọng nhận tôi tập sự. Tôi tự hỏi  tại sao chỉ một lời nói của Cha Chánh Xứ Bắc Hà mà Luật sư Trọng lại đồng ý giúp. Phải có sự gì đó, một cái gì đó tôi không hiểu nổi một lời nói của Cha Xứ  lại có giá trị đến như vậy.

Sau này tôi học ở trường Chính Trị Kinh Doanh, tôi được Linh Mục Kim Ðịnh đến thuyết trình những đề tài thuộc về dân tộc học, về Kinh Dịch. Ngài mặc áo toàn màu trắng, tôi rất có cảm tình với Ngài, rất quí mến Ngài vì sự hiểu biết rộng rãi của Ngài. Ðặc biệt tôi quí mến Ngài vì Ngài sống độc thân, không có vợ.

Cuối năm 1976, chúng tôi hai người cùng chung một cái còng, bị đưa xuống hầm tàu chở than đá bẩn thỉu, hôi hám, được chở ra Bắc để học tập cải tạo.

Trên chuyến tàu định mệnh này, bạn tôi Lê Như Ninh, Luật Sư, người Công giáo chỉ cho tôi biết Ðức Cha Nguyễn văn Thuận, người cao ráo khoảng 1m70, nước da trắng đang đứng nói chuyện cùng anh em ở một góc trong khoang tàu lúc nhúc các tù nhân chen chúc trong khoang dùng để chở súc vật hay chở than đá vì dưới chân chúng tôi than đá còn rải rác khắp nơi. Lê Như Ninh có nói Ðức Cha Thuận biết nhiều thứ tiếng và có thể nói được cả tiếng La tinh nữa, khi đi họp ở La Mã, Ngài đã phát biểu bằng tiếng la tinh trong các phiên họp này.

Tại trại tù K3 Vĩnh Phú, tôi ở chung với ba vị Linh Mục Cha Nguyễn văn Khoa tự Khải, Cha Thấy và một cha trẻ nữa ( tôi quên mất tên) bị bắt ở Mỹ Tho chuyển ra Bắc cùng một lượt với tôi.

Cha Khoa tự Khải, cha Thấy  và Cha còn rất trẻ ở chung phòng với chúng tôi một thời gian ngắn rồi chuyển qua K5 Vĩnh Phú. Sau này tôi được tin Cha Khoa tự Khải, trước là Hiệu Trưởng trường Ðồng Tiến, đã chết trong sà lim của trại giam riêng, vì Ngài lớn tuổi không chịu nổi sự đói khát, bị hành hạ về tinh thần lẫn vật chất. Còn Cha Thấy tôi nghe các bạn bên K5 Vĩnh Phú nói Cha bị bịnh mà mất. Nguyên nhân bị bịnh là vì chúng tôi bị suy dinh dưỡng vì thiếu ăn, thiếu vitamin, thiếu đủ thứ chất để nuôi sống cơ thể…

Trong thời gian bị giam giữ, các vị Linh Mục đã sinh hoạt, lao động như các tù nhân khác, sống cuộc sống tù nhân như anh em cải tạo, ăn uống thiếu thốn, ngủ chật chội, nằm ngủ không thể cong chân đuợc, vì nếu cong chân mình thì đụng vào lưng người bên cạnh. Các vị Linh Mục cũng cuốc đất, gánh nước trồng khoai, trồng bắp, trồng rau cũng đói khát như các anh em tù nhân, cũng làm việc nặng nhọc như các anh em tù nhân khác. Nhưng các vị được sự chú ý đặc biệt của  Cộng Sản vì họ biết các vị Linh Mục này luôn luôn có uy tín với tín đồ của mình. Họ cũng biết rằng, các vị Linh Mục này không vợ con, thường không hoạt động chính trị, nhưng bị bắt chỉ vì có một tội duy nhất là tội làm Linh Mục.

Từ năm 1970 đến năm 1975, tôi làm thơ ký Hội Phụ Huynh học sinh trường trung học Lương văn Can, lúc đó ông Ðỗ Ðăng Lợi làm Hội Trưởng, khi tôi đi cải tạo về, tôi ghé thăm ông Lợi thì ông đã theo đạo Tin lành. Có một điều lạ là ông Lợi trước đây theo Phật giáo, có chức sắc ở các hội đình làng, về thủ tục cúng kiến rất rành. Sự kiện này gây cho tôi một sự chú ý đặc biệt. Sau năm 1983 mỗi lần tôi ghé thăm ông Lợi thì  ông Lợi thường đem Kinh Thánh ra bàn, thảo luận, thường nói về Chúa Kitô với tôi. Ông Lợi cho tôi mượn cuốn Thánh Kinh về nhà để đọc.

Sau này một người bạn khác dạy cùng trường trung học Lương văn Can là anh Tạ văn Hười giáo sư Việt Văn, một giáo sư biết nhiều về Hán văn, Pháp văn và Anh văn. Sau khi đi cải tạo về, gia đình anh cũng theo đạo Tin Lành.

Tôi băn khoăn nhiều vì mẹ tôi theo đạo Cao Ðài, tôi có người bạn thân theo Phật Giáo đêm nào anh cũng gõ mõ, tụng kinh. Tôi biết một số kinh của Ðạo Cao Ðài. Tôi có đọc cuốn sách Tận Thế và Hội Long Hoa của Vương Kim. Tôi cũng có đọc kinh Kim Cang, Kinh Pháp Hoa do anh Ngô Thanh Nhàn, cựu Giáo sư trường Trương Vĩnh Ký trước năm 1975, người anh bà con theo đạo Phật cho mượn. Tôi cũng đọc cuốn Thánh Kinh do ông Lợi đưa.

Tôi nhớ rất kỹ những câu như “ Hãy yêu thương ngay cả kẻ thù của mình nữa.” Làm sao mà yêu được kẻ thù của mình. Hồi còn bị giam giữ tại trại cải tạo Vĩnh Phú, tôi có sống với tên Phạm Ðình Thanh, cán bộ xây dựng nông thôn ở Bình Dương, làm Ðội trưởng đội hai, đội trồng khoai lang, khoai mì, trồng bắp. Sau đương sự lên làm thi đua ở K3 Vĩnh Phú, không cho tôi khai bịnh vào cuối năm 1978 đầu năm 1979, mặc dầu lúc đó tôi bị cảm liên miên, sức cùng lực kiệt, tôi phải đi lao động dưới trời mưa tầm tả, suốt ngày đêm hơn hai tháng trời cộng thêm với giá rét của miền Bắc mùa đông, mà mỗi ngày chỉ ăn được nắp bình thủy cơm trộn với khoai mì, khoai lang hay bắp hột, bo bo không xay cùng với canh rau muống luộc với muối có khi trong một tô canh lềnh bềnh vài cọng rau muống mà thôi…

Nhưng tôi suy nghĩ nếu tôi thù ghét tên Thanh thì tim tôi đập mạnh, tôi tự làm khổ tôi, tôi bực dọc với chính mình chứ tên Thanh đâu có biết gì. Sự thù ghét này chỉ có hại cho tôi mà thôi, chứ tên Thanh chẳng có hề hấn gì.  Trong khi tôi thù ghét hắn, tôi tức giận hắn, thì biết đâu tên Thanh đang ăn nhậu với bạn bè hay đang đi nghĩ mát ở bãi biển Vũng Tàu, đang ăn uống vui vẻ với vợ con đương sự. Chúa nói “ Hãy yêu thương ngay cả kẻ thù của mình nữa” thật là điều vô cùng khó khăn đối với tôi vì làm sao tôi có thể yêu thương người đã hành hạ tôi nhiều năm trong trại cải tạo, tôi oán ghét đương sự còn nhiều hơn là oán ghét cán bộ giam giữ tôi nữa. Tuy nhiên tôi suy nghĩ lại nếu mình thù ghét tên Thanh chỉ hại cho mình mà thôi, tôi đã chuyển ý nghĩ, tư tưởng sang tình yêu thương, mình tôi nghiệp người đó vì họ muốn về sớm quá nên họ có hành động không phải, không tốt đối với anh em trong trại tù. Chúa ơi con cố gắng không thù hận và cầu nguyện cho người đã hành hạ con để họ thay đổi tấm lòng của họ nhưng khó khăn lắm Chúa ơi.

Con vẫn nhớ trong Thánh Kinh có những câu: “Nếu người  ta tát con má bên phải, con hãy đưa má bên trái cho người ta tát. Ngươi chỉ thấy cọng rơm trong mắt người ta mà không thấy đà ngang trong mắt mình.” Những câu này bản thân tôi còn phải học tập , thực hành, tự sửa chữa mình hằng ngày không biết có làm được hay không.?

Các thể chế chính trị với đầy đủ mọi quyền hành mà cũng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, trái lại các tôn giáo như Thiên Chúa Giáo đã  hai ngàn năm sao không tan rã. Ngay cả những lúc bị cấm đạo gắt gao là những lúc đạo phát triển, tăng thêm tín đồ. Nếu đạo Thiên Chúa làm sai, không thích hợp với tâm tình của con người thì đã tan rã từ lâu chứ sao lại tồn tại đến ngày hôm nay đã có nhiều người theo và đã chết vì đạo Thiên Chúa.  Lịch sử các Thánh Tử Ðạo Việt Nam đã chứng minh điều đó.

Những chiếc xe lưu thông trên đường phố cần có bảng chỉ đường, cần có đèn xanh đèn đỏ để tránh tai nạn. Những lời Chúa dạy trong Thánh Kinh là bảng chỉ đường như luật lệ giao thông rất cần thiết để tránh được nhiều va chạm trong đời sống hàng ngày. Nếu chúng ta sống đúng như lời dạy trong Thánh Kinh thì cuộc sống chúng ta rất hạnh phúc, mọi người đều được bình an, vui vẻ thì Thiên Ðàng đã có ở trên trái đất của chúng ta rồi vậy.

Gương các Thánh Tử đạo Việt Nam, gương nhiều bà Sơ phục vụ trong các nhà thương, trong các trại cùi hay sống kham khổ thiếu thốn trên các vùng rừng núi hiểm trở với đồng bào thiểu số xa rời đời sống văn minh hiện tại, xa rời cuộc sống tiện nghi vật chất bình thường.

Tại sao Mẹ Theresa thành Calcutta, 86 tuổi vẫn còn chịu khó lặn lội các nơi để phục vụ  người nghèo khổ, bịnh hoạn, những người tàn tật không nơi nương tựa, những người cùng khổ hôi hám dơ dáy mà Mẹ vẫn không nản lòng. Ðiều gì để Mẹ có thể làm việc đó nếu không phải Mẹ đã nghe tiếng gọi của tình thương, tiếng gọi của Thiên Chúa . Con người là chi thể của Chúa, thương người hôi hám què quặt bịnh hoạn đó chính là yêu Chúa vì con người là chi thể của Chúa cơ mà. Do đó yêu người cùng khổ tàn tật hôi hám, bịnh hoạn dơ dáy đó chính là yêu Chúa vì yêu Chúa là yêu người. Mẹ cũng đã từng nói: “ Không phải tôi làm mà chính Chúa đã làm trong tôi ”. Trong một bài báo đăng trong số 206 của Nguyệt san Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp có chép về công việc phục vụ của các sơ dòng tu của MẹTêrêsa có một đoạn như sau:“ Sau đó chúng tôi đã  nhặt được một người đàn ông ở một cống rãnh, một nửa thân mình đã bị sâu bọ rút rỉa, và sau khi chúng tôi đã mang ông ta vào nhà, ông chỉ nói rằng: “ tôi đã sống như một con thú trên đường phố, nhưng tôi sắp chết như một thiên thần, được yêu thương và săn sóc’’. Ðoạn sau khi chúng tôi đã lấy hết mọi thứ sâu bọ khỏi mình mẩy của ông, tất cả những gì ông nói với chúng tôi kèm theo nụ cười  tươi là “Sơ ơi, tôi sắp về cùng Thiên Chúa” rồi ông tắt thở. Bài báo ấy viết tiếp :“Thật là tuyệt vời khi chứng kiến thấy sự cao cả của con người đàn ông đã có thể nói như thế mà không trách cứ một ai, không so sánh bất cứ sự gì.”

Hồi hai mươi ba tuổi, sau khi tốt nghiệp trường sư phạm Sài Gòn, tôi được đổi về dạy học ở quận Ðất Ðỏ, tỉnh Bà Rịa. Khi tôi đến thăm một phụ huynh học sinh, ngồi nói chuyện bình thường với chủ nhà, bà này là người Công Giáo bà ấy nói : “ Nếu gia đình nào có một người con đi tu, làm Linh Mục thì gia đình đó có phước lớn lắm.” Hồi đó còn trẻ, tôi không có đạo, tôi nghe, nhưng mà tôi không để ý lắm. Bây giờ, ba mươi năm sau, tôi đã chứng kiến, đã thấy, đã hiểu và đã cảm nghiệm cuộc đời của chính mình, gia đình mình và gia đình bạn thân, gia đình những người quen biết thì tôi phần nào cảm nghiệm câu trên là rất đúng, vì nếu gia đình nào có người anh, người em hay bà con xa gần làm Linh Mục, hy sinh cuộc sống cá nhân, không vợ con không nhà cửa, không tài sản thì những người thân trong gia đình nếu có ý nghĩ hành động nào sai quấy trái với lương tâm cũng e dè, ngại ngùng không dám làm bậy vì không có lý do gì cuộc sống  mình về vật chất vẫn đang sung sướng hơn người bà con đang làm Linh Mục sống không tài sản, không vợ con, mà còn muốn kiếm thêm nhiều hơn nữa bằng hành động bất chánh thì làm sao dám nhìn người thân đang làm Linh Mục hay Bà Sơ đang tu, đang làm công tác ở nhà thương, ở các trại cùi, đang giúp đỡ những người cùng khổ, nghèo nàn bịnh hoạn, tàn tật ở bất cứ nơi nào dù hẻo lánh xa xôi ở trên miền núi non hiểm trở. Bà con anh em mình đang tu hành làm những điều tốt, điều phúc đức, chịu cực khổ lo săn sóc cho người nghèo, người tàn tật, hướng về đời sống tâm linh, tu đức thì làm sao không ảnh hưởng đến mình về đời sống hướng đến điều thiện nhiều hơn, đến đời sống tâm linh, tu đức nhiều hơn. Chưa kể nhờ trong gia đình có người tu hành, Ngài sẽ cầu nguyện, Chúa ban cho nhiều ơn phước mà những gia đình khác có thể không có được.

Trong suốt cuộc sống của con người ai chẳng có lúc làm ăn thất  bại, chịu nhiều thử thách gian nan, chịu nhiều đau khổ về tinh thần lẫn vật chất, bị tù đày bị lường gạt, bị bịnh hoạn, bị tai nạn v.v.. Khi gặp những trường hợp cực kỳ khó khăn, cảm thấy dường như không thể nào vượt qua nổi, Chúa đã hứa nếu có ba người họp lại nhân danh Chúa Kitô để cầu xin thì Chúa sẽ ở giữa họ. Nếu ngược lại không có đức tin gì về tôn giáo nào cả, mình sẽ tự dày vò mình, sẽ than thở, tự dằn vặt lấy mình và nhiều khi vượt quá khả năng giải quyết của mình, không tìm thấy lối thoát hay cách giải quyết, nhiều khi đưa tới tâm lý khủng hoảng dữ dội, bốc đồng, không kịp suy nghĩ có thể đưa đến trường hợp tự quyên sinh.

Tôi có danh sánh đi Mỹ theo diện HO vì đi cải tạo hơn bảy năm. Trên nguyên tắc trước khi đi Mỹ tôi phải ký giấy giao nhà cho nhà nước Cộng Sản vì tôi có chức vụ Phó Bí Thư cấp quận trong đảng Tân Ðại Việt hay trong Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến. Nhà này trị giá trên 50 cây vàng. Hồi nhỏ lúc còn đi học lớp 12, ba tôi đã để tôi đứng tên một nền nhà. Sau này, ba tôi xin phép cất nhà và chính ba tôi đã tự bỏ tiền ra xây cất do công lao mồ hôi nước mắt, công sức  ba tôi chạy xe, dành dụm từng đồng, từng cắc mới có tiền để xây căn nhà trên. Nhưng Cộng Sản muốn lấy căn nhà của ba tôi nên họ cho rằng tôi  đi ngoại quốc thì phải giao nhà cho họ vì họ xếp tôi thuộc diện phải hiến nhà, giao nhà cho họ.

Tôi áy náy không yên, vì nhà này có phải là nhà của tôi đâu mà tôi có quyền ký giao nhà này cho nhà nước.Thật ra nếu là nhà của tôi, do công sức của mình làm ra, thì tôi cũng sẵn sàng ký giao, để sớm được đi ra nước ngoài, nhưng ngặt một nổi nhà này được xây dựng do công sức của cha mẹ tôi, tôi chỉ đứng tên dùm chứ không có công sức gì. Tôi không phải là chủ căn nhà này vì trên nguyên tắc tôi chỉ đứng tên trên cái nền nhà mà thôi.

Và tôi đã hoàn toàn bất lực để giải quyết vấn đề căn nhà, nếu tôi được đi Mỹ thì tôi phải giao nhà cho nhà nước quản lý. Từ khi tôi bước trở về ngôi nhà cũ đầu năm 1983, vài tháng sau tôi đã làm hồ sơ xin đi Mỹ, tôi gởi hồ sơ qua Thái Lan, trong thời gian này lúc nào tôi cũng bồn chồn, bực tức, tôi lo âu để giải quyết căn nhà làm sao cho hợp tình, hợp lý không làm cho ba má tôi buồn. Tôi đi hỏi thăm bà con, bạn bè, nhờ họ giúp sang tên căn nhà. Tất cả mọi người quen biết đều trả lời không thể được, muốn đi Mỹ chỉ còn có cách giao nhà cho nhà nước mà thôi…

Tôi đã nhờ Nguyễn Gia Phách, bạn dạy học cùng trường trung Học Lương văn Can, dẫn tôi đến nhà thờ Fatima ở Thủ Ðức để cầu nguyện, mặc dầu lúc đó tôi chưa có đạo, tôi chưa phải là Kitô hữu, tôi chưa tin vào Chúa Kitô. Tôi cứ đi cầu nguyện vì tôi không còn cách nào khác, tôi bị khủng hoảng thật sự về vấn đề giải quyết căn nhà của ba tôi mà tôi đã đứng tên hồi còn nhỏ, làm thế nào để có thể sang tên căn nhà này cho ba má tôi hay cho em tôi thì mới bình an được.

Tôi bất lực và buồn khổ hết sức. Nếu đi Mỹ mà giao nhà cho nhà nước ba má tôi sẽ buồn ghê gớm lắm. Tôi đứng ngồi không yên, lo lắng quá, đau khổ rất    nhiều … tôi ở trong tình trạng hoàn toàn bế tắc, không có lối thoát. Và cuối cùng tôi chỉ còn biết có cầu nguyện mà thôi. Khi đi lên Fatima tôi chỉ cầu xin có ba điều: 

1)     Xin được rời khỏi nước Việt Nam sớm vì tôi có trong danh sách HO 23 nên chắc sẽ ra  đi rất trễ.

2)     Xin được giao nhà cho em ruột tôi để cho cha mẹ tôi vui. Khi tôi ra đi, rời khỏi nước mới được thoải mái, không còn vướng bận, lo âu về căn nhà của mình.

3)     Xin cho con cái tôi được đi hết vì có đứa muốn ở lại, muốn lập gia đình ở Việt Nam, không tha thiết chuyện ra đi.

Ba vấn đề trên là ba vấn đề then chốt, lo âu nhất của tôi, vô cùng quan trọng trong đời của tôi, nhưng ba vấn đề này hoàn toàn nằm ngoài khả năng giải quyết của tôi. Tôi rất lo âu, ăn không ngon, ngủ không yên và thường xuyên bị cảm vì quá lo lắng. Cuối cùng tôi không biết làm sao được và chỉ còn có cách là đi cầu nguyện mà thôi. Tôi nghĩ với tấm lòng thành của tôi, Ðức Mẹ đã ban ơn riêng đặc biệt cho gia đình tôi, ba điều cầu xin của tôi Ðức Mẹ  đã nhậm lời hết.

Gia đình tôi được ra đi trong danh sách HO 19, sớm hơn thường lệ gần một năm, vì gia đình tôi được đôn lên danh sách RD4 . Các con tôi đều qua Mỹ đầy đủ cả, không có đứa nào còn sót lại ở Việt Nam, nhất là vào giờ chót, trước 24 giờ Sở nhà đất Thành phố mới chấp thuận cho tôi sang nhượng nhà cho em ruột tôi vào chiều thứ bảy, mà chiều Chúa Nhật thì tôi có chuyến bay rời khỏi nước.Trước đó ngày thứ năm tôi đã nhận đươc giấy đình chỉ chuyến bay với lý do chưa khai trình nhà đất. Hoang mang và lo âu tột độ. Thất vọng nặng nề. Lo lắng quá làm cho tôi bị cảm liên miên trong tháng cuối cùng. Mọi công việc làm ăn đã thanh toán hết, đã bán hết chỉ còn chờ ngày ra đi mà thôi. Ðình chỉ chuyến bay, ở lại vài tháng có thể gặp nhiều biến cố bất ngờ một đứa con nào đó có thể thay đổi ý kiến đòi ở lại…

Tôi đã chầu chực ở Sở Nhà đất từng ngày một nhất là tuần lễ cuối cùng, tìm các làm quen để xin giấp phép của Sở Nhà đất. Trước 24 giờ , Sở nhà đất mới đồng ý cho tôi sang tên nhà cho em tôi và giải tỏa lệnh đình chỉ chuyến bay.

Nhờ cầu nguyện mà tôi bớt được nhiều âu lo.

Tôi có một người bạn là anh Hà Hớn Liếu ở Virginia gần Washington DC, trước năm 1992, nhà ở đường Âu Dương Lân, anh có người vợ rất hiền hậu, thật tử tế với bạn bè. Anh chị có bốn đứa con, nhỏ nhất khoảng 5,6 tuổi lớn nhất khoảng 17 tuổi. Anh Liếu đi cải tạo về khoảng năm 1980. Hai vợ chồng làm sirô để bán. Tôi bán bia và nước ngọt có bán thêm sirô nên đến gia đình anh để mua về bán. Trước năm 1992 trông chị mập mạp khỏe mạnh. Tôi thường đến mua sirô của anh chị, hơn nữa lúc đó tôi nghiện thuốc lào, cứ hàng ngày tạt ngang qua nhà anh để hút một vài điếu, nói với nhau vài ba câu chuyện, tin tức kẻ ở người đi, hay những tin sốt dẽo truyền miệng của anh em HO đang mong ngóng về những điều tốt, những chuyện vui khi đi ra nước ngoài. Gia đình anh thờ Phật. Ngoài bàn thờ Phật còn có bàn thờ Quan Công nữa. Anh cũng rất rành về nghi thức cúng kiến vì anh gốc người Hoa. Một hôm tôi đến nhà anh để hút thuốc lào, như thường lệ mỗi ngày, bất ngờ tôi không còn thấy bàn thờ Phật nữa. Tôi hỏi anh bàn thờ Phật đâu rồi.? Anh nói vợ anh lúc bịnh ung thư khi biết mình sắp mất đã xin theo đạo Công giáo và yêu cầu chồng con theo đạo luôn.

Tôi hết sức ngạc nhiên về sự thay đổi quá đặc biệt của bạn tôi và từ khi chị Liếu mất anh Liếu và các con anh đã đi lễ nhà thờ đều đặn vào các ngày Chúa Nhật và cũng thường xuyên cầu nguyện cho chị Liếu theo nghi thức công giáo.

Tôi cũng nhiều lần đến nhà anh rủ anh qua nhà thờ Chợ Quán để  tham dự các Thánh Lễ, gặp các ngày lễ lớn như lễ Giáng Sinh tôi cũng cùng anh đi dự lễ ở các nhà thờ khác trước ngày anh và các con đi Mỹ. Tôi cảm thương hoàn cảnh gà trống nuôi con của anh, một mình phải lo cho đàn con nhỏ dại không biết rồi anh có lo nổi không? Tháng 9 năm 1999, tôi có lên nhà anh để dự lễ đám cưới của con trai trưởng của anh cưới vợ. Ðứa con gái nhỏ nhất nay đã học hết lớp 12. Tôi mừng cho anh vì thấy các cháu đã lớn cả rồi.

Tháng 9 năm 2004 tôi lại đến nhà anh để làm chủ hôn cho đứa con trai kế vì anh đã mất tháng giêng năm 2004. Cháu này trong đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể nên các anh chị trong nhà thờ đã lo giúp cho cháu. Và đám cưới đầy đủ tất cả nghi thức ở nhà trong gia đình hai bên đàng trai và đàng gái và các nghi thức ở nhà thờ Công giáo và anh chị em trong nhà thờ đã tham dự rất đông.

Tôi tin một điều từ ngày anh có Chúa và Ðức Mẹ thì tâm hồn anh bình an hơn. Tôi cũng vậy, cũng cảm thấy bình an, vui vẻ hơn nhiều so với trước khi tôi chưa có đạo, chưa có niềm tin vào Ðấng siêu nhiên nào cả.

Tôi cũng suy nghĩ nếu mình đi tham dự đều đặn các Thánh lễ ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc khác, để tự xét mình, tự sám hối mỗi tuần xem mình có làm điều gì sai trái, có làm phật lòng Thiên Chúa hay không? Mình có thực hiện bốn chữ “ Kính Chúa yêu người chưa?”

Tự vấn lương tâm thường xuyên, cầu nguyện thường xuyên thì cuộc đời mình sẽ hạnh phúc biết bao nhiêu vì biết rằng mình không cô đơn mà luôn có Chúa đồng hành, có Ðức Mẹ hướng dẫn trong cuộc sống hiện tại, trong cuộc sống ngày mai và ngay cả đời sau nữa.

Phùng Văn Phụng

VỀ MỤC LỤC
"Chúng ta là người hành khất.“

 

“Chúng ta là người hành khất!“ Lời tâm sự này Martinô Lutherô, cha đẻ của đạo Tin lành Thệ phản bên Đức,  đã thốt lên năm 1546 vào những ngày cuối cùng cuộc sống trên trần gian của ông.

Lời tâm sự này của ông biểu lộ niềm tin mối tương giao giữa Thiên Chúa và con người. Người có tâm hồn niềm tin vào Thiên Chúa trông mong chờ đợi đón nhận từ nơi Ngài, những sự cần thiết cho đời sống. Và đồng thời cũng nói lên tâm tình niềm tin: Thiên Chúa là Đấng ban phát mọi ân đức tặng phẩm cho đời sống, con cám ơn Ngài!

Chúng ta là người hành khất! Tâm tình này cũng có thể là một suy tư gợi ý vào những giờ phút cuối cùng của năm hiện tại đang đi vào qúa khứ.

Nhưng tại sao lại đem tâm tình này vào đời sống ngày cuối năm?

Khi nghe đến "hành khất“ ta nghĩ ngay tới nghèo khổ, đói khát, túng thiếu, yếu đau, bơ vơ không nhà cửa...

 Không lẽ cuộc sống chỉ tiêu cực như thế sao?

Không, chúng ta không dừng lại ở điểm tiêu cực đó. Ngày nay, nơi nhiều quốc gia tình trạng xóa đói, giảm nghèo, vệ sinh sức khỏe đang dần dà được đẩy mạnh bài trừ cải tiến. Và mức sống no cơm ấm áo dần được nâng cao, cho xứng với phẩm gía con người.

Trong cuộc sống, lẽ dĩ nhiên rất nhiều người, nhất là ở trong xã hội văn minh đầy đủ hay đang mở cửa phát triển tự do mậu dịch WTO, đã đạt được những thành công rực rỡ về mặt chính trị, kinh tế, học hành, nghề nghiệp, của cải tài sản, cuộc sống gia đình hòa hợp êm ấm...

Những điều đó đối với người có lòng tin vào Thiên Chúa, khi nhìn lại cũng có tâm tình gần giống như của Martinô Lutherô : Vâng, con người chúng con là người hành khất!

Tâm tình này muốn nói lên: Con cám ơn Thiên Chúa đã ban cho chúng con cơ hội sống, cơ hội góp phần vào cuộc sống . Những gì con có hay đạt được, là những ân đức qùa tặng Thiên Chúa ban cho.

Cuộc sống xã hội và đời sống từng người không chỉ có mặt sáng đẹp đó. Nhưng còn có mặt với nhiều bóng tối tiêu cực nữa: chiến tranh, thiên tai, lo âu, tai nạn, đau khổ bệnh tật, chạy loạn tỵ nạn tha hương... Trước những cảnh tượng đó, không ai muốn, nhưng chúng xảy ra đó và mọi người phải đối diện với!

Trong cơn tuyệt vọng như thế, đâu đâu vào thời đại nào, hầu như bất cứ ai cũng đều cúi đầu hướng tâm hồn lên cao, thành tâm khấn vái xin Thiên Chúa, xin Thượng Đế, xin Trời phù hộ cho đời sống, cho thế giới khỏi cơn khốn khó đó.

Tâm tình này càng vẽ rõ nét hơn "Chúng ta là người hành khất"!

Người tin vào Thiên Chúa, khi nhận lãnh một tin lành bằng an, một tin vui, họ đều thắp sáng cây nến lòng biết ơn cho Đấng đã ban cho mình ân đức cao qúi đó và cho người nào đó đã liên đới trao tặng giúp đỡ mình.

Cung cách sống đạo đức tình người này muốn nói lên: Chúng ta là người hành khất!

 Trước ngưỡng cửa Năm Mới đang tiến dần vào hiện tại, niềm vui mừng đang khơi dậy trong lòng. Nhưng nào ai có thể biết được tương lai ngày mai trong năm mới sẽ đến như thế nào.

Rồi trong đời sống vào nhiều hoàn cảnh giai đoạn cuộc sống, chúng ta thường lâm vào ngõ bí đường cùng, không biết nên làm sao nữa!

Là người có niềm tin, ta đặt niềm tin tưởng nơi Thiên Chúa, Đấng biết sự gì cần thiết cho đời sống của ta. Chúng ta thường cầu nguyện cùng Đức Chúa Thánh Thần: lạy Cha kẻ khó khăn bần hàn, xin đến trợ giúp ban cho chúng con ân đức gìn giữ cuộc sống hôm nay và ngày mai!

Đó cũng là tâm tình: "Chúng ta là người hành khất!“

Lm. Nguyễn ngọc Long

VỀ MỤC LỤC

NGƯỜI BIẾT YÊU CHÍNH MÌNH LÀ NGƯỜI BIẾT YÊU TẤT CẢ

 

Câu nói đầy mâu thuẫn. Phải chăng đây là chủ trương của nhóm người theo chủ nghĩa cá nhân, những người chỉ biết nghĩ đến quyền lợi của chính mình, mà không đếm xỉa đến quyền lợi của ai khác.

Không đâu bạn ạ. Câu nói đó là một chân lý, một sự thật 100% đấy. Bạn không tin ư.

Chúa Giêsu dạy: chỉ có một giới răn duy nhất là hãy kính mến Thiên Chúa và yêu thương anh em như chính mình (xem Mt 22:37-39). Làm sao bạn có thể yêu người anh em nếu bạn không biết yêu chính mình. Cái mức để đo lường Yêu là chính bạn.

Yêu là một tập quán tốt. Tập quán là những gì được làm đi làm lại nhiều lần, để rồi trở thành tự động. Bạn có yêu chính mình, thì bạn mới có tập quán để lúc nào cũng biết yêu. Làm sao có thể yêu người anh em, nếu bạn không có tập quán yêu. Yêu là cho, là tha thứ, là chia sẻ ...  

Hơn nữa, khi giận ghét người khác, bạn hủy hoại chính bạn. Khi giận ghét ai, cứ nghĩ đến người ấy hoặc những gì liên hệ đến họ, bạn sẽ tức tối, bực bội, không còn bình an, không còn vui vẻ, tim đập nhanh, các bộ phận trong cơ thể bị xáo trộn, dễ sinh bệnh. Vì thế, bạn ơi, yêu người khác cũng chính là yêu bạn đấy.

Bạn ơi, yêu, yêu thật nhiều, yêu chính mình, và yêu mọi người.

Lm. Giuse Ngô văn Thích, OP.

VỀ MỤC LỤC
MỘT FILE TRONG MÁY VI TÍNH

 

Chuyện kể một người bị bắt vì sát hại bé gái 12 tuổi và cũng bị tình nghi nhiều vụ sát hại khác nữa.

Khi cảnh sát xét máy vi tính cuả anh ta, họ thấy một “File” mang tên: “My Sins” (tội lỗi tôi). Nhưng lại không mở ra được, vì có mật khẩu bảo vệ. Một chuyên viên vi tính dùng phần mềm để giải mã. Sau 16 tiếng đồng hồ với hàng triệu, hàng tỷ cách kết hợp, chuyên viên này đã tìm ra mật khẩu: “Godhelp”.  File này cho biết chi tiết: có sáu tội ác tàn bạo, hể cả cưỡng hiếp và giết hại.

Tôi tự hỏi: phải chăng người này cố tạo nên “File” với mật khẩu độc đáo như vậy, vì đang bị áp đảo bởi gánh nặng tội lỗi về mọi hành động của mình hay không? Có lẽ anh ta biết rằng, chỉ Đấng Toàn Năng mới có thể giúp tẩy sạch những tội ác khổng lồ của mình.

Bạn và tôi đều có những tội lỗi trong quá khứ kéo trì mình xuống, như vua Đavít khi ông viết trong Thánh vịnh 32 như sau:

Hạnh phúc thay, kẻ lỗi lầm mà được tha thứ, người có tội mà được khoan dung.

Hạnh phúc thay, người Chúa không hạch tội, và lòng trí chẳng chút gian tà.

Bao lâu con lặng thinh không thú lổi, thì gân cốt rã rời, cả ngày con gào thét.

Vì ngày đêm con bị tay Ngài đè nặng, nên sức lực hao mòn. Như bị nắng mùa hè thiêu đốt.

Bởi thế, con đã xưng tội ra với Ngài, chẳng dấu Ngài lầm lỗi của con. Con tự nhủ: “Nào ta đi thú tội với Chúa”và chính Ngài đã tha thứ tội vạ cho con.  (Tv 32: 1-5. / Xem 1Gioan 1:9-10)

Bạn và tôi sẽ quyết tâm làm gì sau khi đọc câu chuyện này ?

 

Phó tế: GB Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com

VỀ MỤC LỤC
VÒNG TAY PAUL SEITZ
 

Năm 1970, tôi 19 tuổi. Cái tuổi đẹp như mơ với đầy mơ ước. Bởi là mơ nên mơ ước thành dại khờ. Bởi không làm chủ được dục vọng đam mê khoái lạc của mình nên mộng mơ cũng của mình đã thành nhớp nhơ. Tôi điên dại trong suy kiệt cuồng nhiệt với chứng “viêm tuỷ sống”. Cơn đại bệnh “liệt hai chi dưới”. Nhưng sự hồi tỉnh dù khắc khoải, tôi phải đón nhận. Lỗi tại tôi mọi đàng. Không than trách, không lẩm bẩm kêu ca.

Sau đó, tôi được chuyển cấp tốc từ Đàlạt về nhập viện tại Grall, Sàigòn, một bệnh viện quí tộc thời đó. Chưa đầy hai tuần, tôi được bố mẹ chuyển về căn nhà chỉ vỏn vẹn 16 mét vuông là nơi cả nhà ăn, ngủ, nghỉ và riêng tôi chờ định mệnh “ngàn thu vĩnh biệt”, cách trung tâm thành phố 15 cây số về phía tây nam. Kiếp nghèo gặp eo không bằng kiếp người gặp tai ương tự chọn. Quả là đáng kiếp!

Cái chết đến từng gang tấc trong sự bình thản bởi “Mea culpa! Mea maxima culpa!”. Mắt vẫn nhìn. Hồn vân tỉnh rịu. Sự thối rữa nơi đầu xương bại liệt. Da thịt nơi đây choè choẹt. Sự bài tiết đã không còn tự vận hành. Sự căng phồng từ đó phồng căng. Dù cố châm cố ngải vẫn chỉ phồng rộp da thịt mà thôi. Còn cảm giác đâu mà biết đau biết rát. Còn gì nữa đâu mà ân với hận. Còn gì nữa đâu mà khóc với sầu. Tất cả những gì nhìn, cảm thấy chỉ là một sám hối tận sâu thẳm sẽ giúp tôi thanh thản ra đi.

Quầy hàng 16 mét vuông thấp lè tè, mỗi ngày mỗi hừng hực. Mùa nắng tháng tư thật kinh khủng khiếp đảm. Hồn chật chội như khép lại. Cảm giác sống đếm được từng khoảng khắc thời gian. Những dấu chấm hết rụng và rụng dần. Hầu như chỉ còn lại vài ba vết nhoè. Tôi không còn nước mắt. Nó khô ngay tận trong khoé. Thời gian thì lại héo hắt ú tàn. Vì mơ với chẳng ước!

Chính khi thống hối là khi gặp được hồng ân. Sự kì diệu của Nhân Ai! Người cha thiêng liêng của tôi, Đức Paul Seitz, đã bằng mọi cách tìm cho ra căn nhà tồi tàn nơi vùng mới định cư từ những ruộng rau muống còn ngập nước. Khi Người đứng trước mặt tôi, cao lớn với đôi mắt nhân từ quảng đại, tôi đã nhoè nhoẹt trong phút chốc. Một cơn mưa ân huệ trào dâng và đã tưới vào tận sâu tâm hồn khô cằn của tôi một mầm sống. Sức mạnh của đôi mắt nơi người cha nhân hậu đã truyền sang cho tôi một khát khao sống bừng dậy. Lúc này lời nói chẳng còn mãnh lực, mất hút từ trong sự nấc nghẹn. Sự xúc động nâng cao thành hơi thở. Một hơi thở gấp gáp trong mối tương quan tình người trong Chúa đem lại sinh khí cho sự sống tâm linh ngút ngàn. Vòng tay nhân ái của người cha đã bồng ẵm, nâng nhấc thân tàn ma dại của tôi lên, ra khỏi chiếc giường bố (giường xếp ca nhân) đã nặng mùi của khai, của mùi vị bại liệt và đã dồn tôi vào một góc tối của căn chòi. Tôi bừng lên niềm tin được cứu sống với trực giác của một tội nhân khốn khổ. Vòng tay Paul Seitz đã che chở đùm bọc tôi suốt một chặng đường dài điều trị. Bất kể 6 tháng tại bệnh viện của người giầu. Nhưng khổ nỗi họ vẫn đành bó tay. Bất kể 6 tháng khác nơi một ân nhân chữa trị bằng đôi tay kiên trì xoa nắn và hỗ trợ bằng vật lý trị liệu. Và nhờ sự yêu mến của người thầy dậy “gymnastique” này mà tôi đã đứng vững rồi lần bước đi chập chững trong hân hoan sung sướng là sức hút của yêu thương.

Đến nay đã 36 năm lặn lội vào cuộc sống đời thường cùng với những di chứng ác nghiệt của căn bệnh không ngừng suy thoái, vòng tay Paul Seitz vẫn ẩn tàng tăng sức bổ dưỡng thân lực cho tôi sống. Tôi không chỉ sống với thân thể tiều tuỵ tàn tạ bằng đôi chân teo tóp, đã chẳng còn đủ sức nâng nhấc mình lên nổi. Nhưng tôi đã sống bằng trái tim của con người đã từng che chở yêu thương tôi. Từ dấu ấn của vòng tay trìu mến, hiện thân của Khuôn Mặt Nhân Ai đã đi vào Bất Tử Vinh Quang, tôi cũng đã học biết cho đi. Kể cả phải nói một lời cầu xin nơi bạn bè thân quen để có được một chút quà chia sẻ với những người đói rách khó nghèo bệnh tật khác. Khuôn Mặt Nhân Ai Vinh Cửu đã mở đôi mắt linh hồn tôi biết soi rọi mình vào đó để gặp lại bản thân vì như thánh Phaolô xác quyết tự tin đến bất ngờ: “vì khi tôi yếu chính là lúc tôi mạnh”(2Cr12, 10b). Và để ước vọng thuộc trọn vẹn vào trái tim của Đức Paul Seitz mà tôi hằng ấp ủ khi đã quay trở về với “Tin Mừng là sức mạnh Thiên Chúa dùng để cứu độ bất cứ ai có lòng tin”(Rm 1, 10b), tôi chẳng còn cách nào khác hơn là dấn thân theo bước chân Ngài là an ủi nâng đỡ những người khốn khổ cả vật chất và lời cầu nguyện. Lúc đó tôi mới đích thực là tôi, con đẻ lần thứ hai của Đức Paul Seitz. Tôi tin rằng nếu tôi sống âm thầm và tha thiết miệt mài như thế, thì ở Thiên Giới kia Ngài cũng sẽ nhảy mừng bởi Chúa Giêsu đã nói trong Tin Mừng Luca 15, 10 :”tôi nói cho các ông hay: giữa Triều Thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui  mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối”.

Chắc chăn rằng giờ này khi mừng 100 năm ngày sinh của Vòng Tay Nhân Ai đối với tôi, Đức Paul seitz sẽ không quên chuyển cầu cùng Vua Bình An cho tôi được hoan lạc trong Thân Khí để tôi mãi mãi đủ sức mạnh bình an đón Chúa Quang Lâm lần thứ hai trong cuộc đời tôi như ngôn sư Malakhi đã tuyên sấm: “Này Ta sai ngôn sứ Elia đến với các ngươi, trước khi Ngày của Đức Chúa đến, Ngày trọng đại và kinh hoàng”(Ml 3, 23). Quả la, Chúa muốn con nhận ra rằng trong cái trọng đại cao cả luôn ẩn chứa cái kinh hoàng của chính bản thân con. Ngay cả thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, trước khi vào trong Vinh Quang của Chúa đã phải thốt lên:”Em đã chẳng bao giờ tin rằng có thể có những đau đớn cùng cực như thế này! Chưa bao giờ! Chưa bao giờ! Em chỉ có thể giải thích được điều đó bằng sự việc em đã luôn mãnh liệt ao ước cứu các linh hồn”.

Mon Dieu! Tout est grâce! Amen.

Saigon, 22-12-2006

Pierre Vu van Qui’ CVK64   peterquivu@s.vnn.vn 

VỀ MỤC LỤC
GIAI ĐOẠN TIỀN CHỦNG VIỆN THĂNG TIẾN, THẨM TRA VÀ ĐÓN NHẬN

ĐÀO TẠO VÀ TỰ ĐÀO TẠO THIÊNG LIÊNG CỦA CÁC LINH MỤC TƯƠNG LAI

TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HÔM NAY

Nguyên bản tiếng Anh   Lm. Micae-Phaolô TRẦN MINH HUY

Bản dịch Việt ngữ  Lm. Vincentê Trần Minh Thực, Lm. GB. Nguyễn văn Hào

CHƯƠNG VIII

GIAI ĐOẠN TIỀN CHỦNG VIỆN THĂNG TIẾN, THẨM TRA VÀ ĐÓN NHẬN

A. Cộng Tác Hữu Hiệu Ở Cấp Giáo Phận

    1. Giai Đoạn Chuẩn Bị Các Ứng Sinh Gia Nhập Chủng viện

Việc đào tạo linh mục, đặc biệt là đào tạo về mặt thiêng liêng, là điều kiện thiết yếu để các ứng sinh có thể được chấp nhận vào chủng viện. Đào tạo toàn diện đòi hỏi chủng sinh trưởng thành về nhân cách, tri thức và hiểu biết, cũng như trưởng thành về đời sống thiêng liêng nữa. Vì thế, Thánh bộ Giáo dục Công giáo đề nghị: “Trong giai đoạn chuẩn bị gia nhập Chủng viện, cần lưu tâm trước nhất đến đào tạo về mặt  thiêng liêng.”275

Giai đoạn chuẩn bị này có thể thực hiện trước và ở một nơi nào đó ngoài chủng viện. Do đó, Uỷ Ban Ơn gọi Giáo phận cần phải năng động và tiên phong. Uỷ Ban này không những thông báo cho các thanh niên thích hợp cho  chức linh mục biết điều này, mà còn khuyến khích các linh mục Giáo phận quan tâm hơn tới các thanh niên được kể là những ứng sinh thích hợp.

Uỷ Ban Ơn gọi cần đón nhận, nuôi dưỡng và vun trồng ơn gọi khả dĩ của các thanh niên này. Ủy ban phải  cung cấp cho họ các chương trình giúp họ phân định ơn gọi của mình. Uỷ Ban này cũng phải nhận định, đánh giá và tuyển chọn các thanh niên xem ra xứng đáng là ứng viên cho chức linh mục.

Việc nhận định và đánh giá bao gồm: đời sống cầu nguyện, thực hành đức tin, thái độ của ứng sinh đối với giới tính và sự độc thân,276 trình độ văn hoá và phát triển nhân cách nữa. Cũng cần tìm hiểu xem ứng sinh có bị mắc ngăn trở giáo luật nào không.

      a. Cam Kết Khởi Đầu Của Ứng Sinh

Lai lịch của từng ứng sinh là cần thiết và hữu ích để biết rõ hơn mối quan tâm duy nhất của anh. Ứng sinh sẽ được yêu cầu viết một bản tự thuật và trả lời cho bản câu hỏi “Tự Vấn để tiến tới chức linh mục”277 liên quan tới những điều kiện bên ngoài, những điều kiện tự nhiên, và những điều kiện thiêng liêng. Hai dữ liệu (bản tự thuật và bản trả lời) trên sẽ là những thông tin rất quan trọng giúp ích cho Uỷ Ban Ơn Gọi và cho các nhà đào tạo. Bởi vì trong xã hội ngày nay có nhiều thứ lừa lọc và gian lận,278 nên thật là thận trọng khi yêu cầu người thanh niên cam đoan những điều anh ta nói ra là đúng với sự thật. Anh ta cũng nên biết rằng việc xuyên tạc sự thật sẽ thành cớ bị từ chối hoặc sa thải.279 Điều này nhấn mạnh  rằng việc anh cam kết là một trong bốn yếu tố cần thiết cấu thành ơn kêu gọi của anh (ơn gọi, ước muốn, cam kết và sứ vụ).

     b. Dữ Kiện Cá Nhân Của Ứng Sinh

Các ứng sinh sẽ được phỏng vấn về các lãnh vực: quá trình gia đình và cá nhân, trình độ văn hoá, sức khoẻ, đời sống đức tin, cách sống, tính dục và các mối liên hệ, quan niệm xã hội, kinh nghiệm về lãnh đạo và quyền lực, phân định ơn gọi và quá trình làm việc. Họ cũng sẽ được yêu cầu trải qua một cuộc kiểm tra sức khoẻ tổng quát và trắc nghiệm tâm lý. Đối với một số người, một thời gian để chữa khỏi bệnh và tham vấn tâm lý là cần thiết, trước khi được nhận vào Chủng viện.280 Lãnh vực đời sống tình cảm cũng cần được khảo sát và chữa lành, vì nó có thể là nguyên nhân tạo nên những quanh co tâm lý, có khi kéo dài suốt cả cuộc đời. Những gánh nặng nội tâm cũng cần được quan tâm để ứng sinh có thể tháo gỡ và giải quyết chúng, nhờ sự giúp đỡ của vị linh hướng.281

Những vị cố vấn khác có thể giúp đạt được một hiểu biết tốt hơn về các ứng sinh, trong bối cảnh văn hoá và nhân cách của họ. Người được trao trách nhiệm nhận định ơn gọi cũng nên tới gia đình ứng sinh thăm hỏi để qua đó nắm bắt được một khía cạnh khác trong chính hoàn cảnh riêng của họ. Vị này cũng có thể đến thăm nơi ở, nơi làm việc, hay tại giáo xứ mà ứng sinh đang giúp để xem các hoạt động, thái độ ứng xử, các mối liên hệ và sự tương  tác… của họ thế nào. Nếu ứng sinh đã gia nhập vào một dòng tu hay chủng viện nào đó, thì Uỷ Ban Ơn Gọi nên viết thư tới các cơ sở đó xin họ cho biết thêm thông tin lượng định về ứng sinh ấy. Một cuộc viếng thăm như thế thường rất hiệu quả.      

        c. Sự Dấn Thân Không Thể Thiếu Của Giám Mục Giáo Phận

Vị đại diện thứ nhất của Chúa Kitô trong việc đào tạo linh mục chính là Giám Mục giáo phận. Việc Ngài gọi một ứng sinh được coi là dấu chỉ đích thực tiếng gọi bên trong của Chúa Thánh Thần. Ngài cống hiến một đóng góp nền tảng trong việc đào tạo linh mục: giúp đỡ cộng đồng chủng viện, thẩm tra và khích lệ các ứng sinh.282

Thật vậy, khi một thanh niên nam liên hệ với một Giáo phận về ơn gọi của mình, thì cả ứng sinh lẫn vị đại diện Giáo phận cùng tìm kiếm một điều duy nhất, đó là: phân định ý Chúa và thực thi ý Ngài. Từ đây, một mối tương quan tín nhiệm giữa hai bên sẽ được thiết lập: mỗi người tin cậy nhau cách tự do và chân thật. Để phân định được thật tốt, cả hai đều cần những thông tin thích đáng mà hai bên có được .

Nhưng chỉ Giám Mục mới nên tiệm tiến thẩm vấn ứng viên khả dĩ để anh vén mở cho biết những nỗi thầm kín của anh. Ngài sẽ thường xuyên gặp từng ứng viên để biết thêm những thông tin liên quan tới ứng viên đó. Như thế, ngài sẽ hợp tác chặt chẽ với từng ứng sinh bằng cách giúp anh chu toàn trách nhiệm để mình được đào tạo tốt cho tác vụ linh mục trước khi được thụ phong. Thật vậy, “Chủng viện là con ngươi trong mắt Giám Mục, bởi vì qua chủng viện Giám Mục thấy được tương lai của Giáo Hội.”283

Ngay từ đầu, vị đại diện Giáo phận nên giải thích cho ứng sinh khả dĩ đó biết rằng có ơn gọi nghĩa là được kêu gọi bởi chính Thiên Chúa. Ứng sinh sẽ được khích lệ chấp nhận tất cả những gì Chúa muốn, và chưa được để lòng mình nghĩ tới việc chịu chức, cho đến khi rõ ràng rằng Chúa quả thật kêu gọi anh lên chức linh mục. Việc này cần một cộng tác cởi mở và mạnh mẻ giữa từng Giáo phận với Đại Chủng Viện, ngõ hầu các linh mục tương lai được đào tạo cách hữu hiệu.

      

B. Đánh Giá Và Thanh Lọc Để Nhận Vào Chủng Viện

a. Hoàn Cảnh Gia Đình284

“Bổn phận nuôi dưỡng ơn gọi thuộc về toàn thể cộng đồng kitô hữu…. Nhưng đóng góp lớn nhất thuộc về gia đình, được kích hoạt nhờ tinh thần đức tin, đức ái và lòng đạo đức… Gia đình được kể như chủng viện đầu tiên.”285

Tại Việt Nam, gia đình có ảnh hưởng rất lớn tới nhân cách của mỗi con người, ảnh hưởng tới việc đi theo và thực hành một tôn giáo hay một ơn gọi. Người Việt Nam rất đề cao giá trị của gia đình, vì gia đình như một thế giới thu nhỏ bao gồm 3 thế hệ: ông bà, cha mẹ và con cái. Mặc dù có những cách biệt giữa các thế hệ nhưng các thành viên trong cùng một gia đình vẫn luôn có một tình cảm sâu sắc gắn bó với nhau.

Gia đình đóng vai trò trợ lực rất quan trọng giúp cho ứng viên ngày một trưởng thành hơn. Có nhiều nhân tố giúp anh lớn lên: Mối liên hệ mật thiết với cha mẹ nâng cao căn tính nhân vị của anh. Mối tương quan lành mạnh với những người khác phái trong gia đình và những người họ hàng sẽ giúp ứng viên ý thức hơn về tính dục của mình, hầu phát triển các mối tương quan xã hội của chính anh.  Điều đó cung ứng cho anh một sự ổn định tình cảm cần phải có cho đời sống linh mục. Những hoạt động trong và ngoài gia đình thách thức ứng sinh vượt qua những cái mình thích hay không thích, và làm cho đời sống tông đồ tương lai của anh trở thành một thực tế, chứ không chỉ là một mơ mộng của tuổi trẻ.

Việc cầu nguyện và chia sẻ niềm tin trong gia đình giúp ứng sinh đâm rễ sâu trong đời sống thiêng liêng. Là chủng viện đầu tiên, gia đình giữ vai trò sinh tử trong việc đào tạo chủng sinh. Cuộc họp hàng năm của đại diện các gia đình chủng sinh nhấn mạnh đến tầm quan trọng và sự đóng góp tích cực của gia đình đối với chủng viện.286

b. Sức Khoẻ Thể Lý Và Tâm Lý

Nhiều yếu tố liên quan tới ứng sinh cần được xem xét: đó là sức khỏe thể lý và tâm lý. Sức khoẻ là một vấn đề phức tạp trong nhiều phương diện của một con người. Đó có thể là một tương tác giữa những yếu tố thể lý, tâm lý và tình cảm của con người, kể cả “những khiếm khuyết di truyền có thể.”287 Những bệnh tâm lý có thể cho thấy những xung đột mãnh liệt bên trong con người. Căn bệnh cần được đánh giá và chữa trị. Xung đột tâm lý cần được lượng giá và giải quyết nhờ các phương tiện tâm lý và phân định thiêng liêng.

Ứng sinh phải có khả năng tri thức thích đáng, có thói quen học hỏi tốt và một động lực mạnh mẻ đối với các môn học trong chủng viện, vì nếu lúc nào cũng phải đối phó với việc học thì việc đào tạo thiêng liêng sẽ bị giới hạn và không hiệu qủa.288 Vì lẽ đó, tất cả mọi ứng sinh đều phải kiểm tra sức khoẻ và những ai bị phát hiện mang bệnh siêu vi gan B, bệnh phổi hay bệnh hen suyễn thì không được nhận vào chủng viện, vì các chủng sinh đó sẽ sớm bỏ bê việc học do bệnh hoạn.289 Khả năng tri thức cũng có thể bị ảnh hưởng do hoàn cảnh sống của gia đình, những mối quan hệ xã hội, sự ổn định tình cảm, trạng thái buồn rầu, vv…

c. Đời Sống Thiêng Liêng Và Luân Lý

Căn bản đời sống Kitô giáo là trách nhiệm và mối quan tâm của cả ứng sinh lẫn vị đại diện Giáo phận. Cụm từ “căn bản đời sống Kitô giáo” nhắc ta đến nhu cầu của đời sống cầu nguyện, sự quen thuộc với Kinh Thánh, đời sống bí tích năng động và ít ra lòng mong muốn hoạt động tông đồ. Các nhân đức luân lý như thành thật, trung tín, chân thành và trách nhiệm là nền tảng cần thiết đối với đời sống ân sủng. Ngày nay, người ta khuyên nên cảnh giác đối với việc sử dụng ma túy và rượu…, đời sống tính dục và tình trạng tâm lý của con người. Sự trưởng thành không tùy thuộc tuổi tác và địa vị. Trưởng thành tình cảm được biểu lộ qua khả năng vận dụng các dữ kiện và cảm xúc đến cả từ con tim và khối óc, đồng thời khả năng hòa nhập chúng. 

d. Việc Linh Hướng Và Tham Vấn Tâm Lý

Trong thời gian học đại học, ứng viên có thể đối mặt với nhiều vấn đề và thách đố. Vì thế, anh cần được hướng dẫn về đời sống thiêng liêng, và đôi khi cần cả tham vấn tâm lý. Việc linh hướng cần thiết vì nhiều lý do. Nó mang lại cho chủng sinh sự trợ giúp tâm lý và thiêng liêng. Nó là nguồn trợ lực giúp anh thăng tiến đời sống thiêng liêng và mối tương quan thân mật hơn với Chúa. Nó còn có thể giúp anh học biết làm sao phân định các hoạt động của Chúa Thánh Thần đang ở trong anh.

Để biết chắc ứng sinh đang tiếp tục tăng trưởng nhân cách và có động lực tốt, vị đại diện Giáo phận nên lưu ý đến nhiều yếu tố cá nhân của ứng sinh. Ngài nên quan sát để thấy rõ mối tương quan giữa ứng sinh và ngài thế nào: cởi mở hơn hay là phòng vệ? Ứng sinh có kiểm soát được những phản ứng, nhu cầu và tình cảm của mình cách linh động không? Cách ứng xử và những cam kết cá nhân của ứng sinh thế nào? 

Vị đại diện giáo phận cũng nên tìm hiểu ứng sinh liên hệ với tha nhân thế nào: khả năng yêu thương chân thành; cách liên hệ với bạn đồng môn và người khác phái;  thái độ lành mạnh đối với quyền bính và khả năng lãnh đạo? Vị đại diện Giáo phận cũng nên xem xét ứng sinh chấp nhận, đối phó và liên hệ với thực tế thế nào.290 Liệu ứng sinh có phán đoán tốt, có lương tri, để hết tâm trí vào công việc và óc hài hước không ?

Vì việc linh hướng là vấn đề thuộc tòa trong, cha linh hướng không được yêu cầu đánh giá hay đề bạt ứng sinh. Việc nhận định ơn gọi trong giai đoạn này là một yếu tố quan trọng để đi tới quyết định cho ứng sinh vào chủng viện hay không. Nhưng việc quyết định còn dựa trên nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên, vị đại diện Giáo phận cần tiếp tục hợp tác với ban giám đốc chủng viện cho đến khi đạt tới một quyết định thích hợp.

 

C. Phân Định Ơn Gọi

a. Hai Yếu Tố Giúp Nhận Định Ơn Gọi

1) Ý ngay lành

Trước hết là “ý ngay lành” và ý ngay lành này phải qui chiếu vào lịch sử ơn kêu gọi của Chúa trong cuộc đời của mỗi người. Ý ngay lành này có thể được rõ nét dần dần qua cấu trúc:

* Khởi đầu là lời kêu gọi của Chúa;

* Lời đáp trả tiếng Chúa;

* Cam kết đi theo chính Đức Kitô;

* Sự biến đổi nhân cách của ứng sinh cho đời sống siêu việt được thực hiện nhờ Chúa Thánh Thần;

* Cuối cùng là thi hành sứ vụ: hiến thân phục vụ tha nhân.

2) Động Lực Thúc Đẩy Ý Hướng

Thứ đến là “động lực thúc đẩy ứng sinh thăng tiến để trở thành linh mục phục vụ Dân Chúa.” Xem xét động lực thúc đẩy ý hướng này giúp chúng ta nắm rõ nội dung và sức năng động trong ý hướng của ứng sinh muốn tiến lên chức linh mục:

* Ý hướng cam kết, động lực lý tưởng khiến ứng sinh có khả năng đáp lại tiếng Chúa gọi, nhờ hoa quả của Chúa Thánh Thần trong cuộc đời anh;

* Ý hướng phận vụ cần một sự phân định cẩn thận giữa sự sẵn sàng bỏ mình và sự chỉ tìm kiện toàn chính mình;

* Ý hướng địa vị tìm thăng tiến bản thân để che lấp sự bất ổn căn bản trong đời sống hoặc Ý hướng trốn thóat nhằm tìm kiếm sự che chở từ  cuộc sống tu trì. Những ứng sinh có những ý hướng thế này thường không có ơn gọi đích thực, bởi vì họ thiếu trưởng thành nhân cách và sẽ dễ dàng từ bỏ hoặc phản bội sứ vụ căn bản của mình. Chúng ta nên khéo léo khuyên họ tìm một đường sống ở nơi nào khác thì tốt hơn.  

b. Cam Kết Tự Biến Đổi Và Cam Kết Cho Sứ Vụ

Chúng ta cần phải ý thức về nhiều nhân tố trong động lực ơn gọi của ứng sinh và phân tích những đường lối anh dấn thân phục vụ tha nhân, bao gồm cả việc anh trung thành với lời cam kết, nghĩa là trách nhiệm của anh. Một nhà phân định bén nhạy có thể trực giác ngay được ý muốn phục vụ tha nhân của ứng sinh như thế nào. Nếu ứng sinh có ý hướng địa vị (linh mục là người luôn được tôn phục, kính trọng và có địa vị quan trọng trong xã hội) là động cơ ưu tiên trong việc tìm kiếm chức Linh mục, thì hãy khéo léo khuyên anh nên tìm một lối sống khác.

Nhiệm vụ của vị đại diện Giáo phận về đời sống ơn gọi của ứng sinh thật là rộng lớn và quan trọng. Ngài cần giúp ứng sinh ý thức rõ nhiều động lực đang có mặt nơi anh, đồng thời giúp anh thấy được sự xung khắc nhau giữa các động lực ấy. Động lực nào phù hợp với chức linh mục sẽ được dùng để thăng tiến đương sự. Động lực nào không phù hợp với chức linh mục phải loại bỏ hay biến đổi. Nếu không làm được như vậy, đương sự sẽ được mời ra đi. 

GHI CHÚ

275 CCE, Spiritual Formation in Seminaries …, ibid., p. 24

276 CCE, A guide to Formation in Priestly Celibacy (Rome, 1974), pp.7-75

277 Xem phụ lục A : Bản Câu Hỏi Tự Vấn.

278 “Honesty in Seminary Admission Exams despite Government Restriction on Numbers” … ibid.

279 Ibid.

280 Kathy Bryant, “The Screening Process for the Archdiocese of Los Angeles,” Zenit.org/english, truy cập ngày 7.10.2004.

281 FABC– Paper No. 92d-7th Plenary Assembly, Workshop Discussion, Appendix II : Spiritual Direction, Emphasis on an Asian Approach, Ucanews.com/archives, truy cập ngày 7.10.2004. 

282 John Paul II, Pastores Dabo Vobis ….., no. 65

283 “Vocation Crisis: Often the Result of the Weakening of Faith” (Vatican City, March 4, 2002), Zenit. Org/english, truy cập ngày 7.10.2004.

284 FABC – Paper No. 92d, 7 th  Plenary Assembly, Workshop Discussion, Appendix I. 1 : Pre-Seminary Preparation, , Ucanews.com/archives, truy cập ngày 7.10.2004. 

285 Vatican II, Optatam Totius …, ibid., no. 2

286 Orlando B. Quevedo, Gathered Around Jesus … ibid., tr. 181

287 Vatican II, Optatam Totius …, ibid., no.6.

288 Venancio S. Calpotura, “Discernment of Motives: the Foundation of Seminary Formation,” in the Road to Emmaus: A Journal on the Formation Ministry, tr. 9-10

289 “Government Allows Record Recruitment for Ha Noi Seminary” (Ha Noi, July 14, 2004, Ucanews.com/english/archives, truy cập ngày 29.7.2005.

290 Edward Carter, Spirituality for Modern Man (Notre Dame, Indiana: Fides Publishers, Inc., 1971), p. 182

còn tiếp

VỀ MỤC LỤC
CÀ RỐT, Nhân Sâm của người Nghèo

Câu Chuyện Thầy Lang

Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức

Sâm là món thuốc quý trong y học đông phương mà ngày nay y học thực nghiệm Tây phương cũng phần nào công nhận. Nhưng sâm là dược thảo đắt tiền nên dân bạch đinh ít người có cơ hội sử dụng. Và các nhà y học cổ truyền đã khám phá ra một thảo mộc có giá trị tương tự như sâm để thay thế. Ðó là củ cà rốt nho nhỏ, màu đỏ mà các vị lương y này coi như là một thứ nhân sâm của người nghèo.

Có lẽ vì là “nhân sâm của người nghèo”, nên cà rốt được tạo hóa đặc biệt ưu tiên ban cho dân chúng ở vùng đất sỏi đá Afghanistan từ nhiều ngàn năm về trước để dân chúng bồi bổ, tăng cường sức khỏe.

Từ mảnh đất nghèo khó đó, cà rốt được các đế quốc La Mã, Hy Lạp khi xưa biết tới giá trị dinh dưỡng cũng như y học. Họ mang về trồng làm thực phẩm và để chữa bệnh. Các danh y hai quốc gia này như Hippocrattes, Galen, Diocorides..đã lên tiếng ca ngợi cà rốt vừa là thức ăn ngon, vừa là dược thảo tốt để chữa bệnh cũng như tăng cường khả năng tình dục.

Trải qua nhiều thế kỷ, cà rốt du nhập tới các quốc gia khác trên khắp trái đất và là món ăn ưa chuộng của mọi người dân, không kể giầu nghèo. Người Tây Ban Nha mang cà rốt đến châu Mỹ vào thế kỷ thứ 15, rồi người Anh cũng mang theo khi họ đi chinh phục Mỹ vào thế kỷ thứ 16.

 Hiện nay, Trung Hoa đứng đầu về số lượng sản xuất cà rốt, tiếp theo là Hoa Kỳ, Ba Lan, Nhật Bản, Pháp, Anh và Đức. Mỗi năm, Hoa kỳ thu hoạch trên 1,5 triệu tấn cà rốt, hơn một nửa được trồng ở tiểu bang California.

Cà rốt có nhiều mầu khác nhau như trắng, vàng, đỏ và tím đỏ. Loại cà rốt đầu tiên ỏ A Phú Hãn có mầu trắng, đỏ, vàng. Hòa Lan là quốc gia đầu tiên trồng cà rốt màu cam vào khoảng đầu thế kỷ 17. 

Mầu của cà rốt tùy thuộc vào một số yếu tố như là: nhiệt độ nóng quá hoặc lạnh quá làm giảm mầu cà rốt; cà rốt thu hoạch vào mùa Xuân và Hạ có mầu xậm hơn là vào mùa Thu và Ðông; tưới nước quá nhiều và nhiều ánh sáng làm giảm mầu cà rốt...           

Cà rốt được trồng bằng hạt từ tháng Giêng tới tháng Bảy, nẩy mầm sau hai tuần lễ và có củ trong thời gian từ hai tới ba tháng.

Cà rốt có thể nhỏ síu bằng đầu ngón tay em bé hoặc dài tới ba gang tay, đường kính bằng cổ tay.

Cà rốt là tên phiên âm từ tiếng Pháp carotte. Tên khoa học là Dacus carota. Người Trung Hoa gọi là Hồ La Bặc. Theo họ, loại rau này có nguồn gốc từ nước Hồ, và có hương vị như rau la-bặc, một loại cải của Trung Hoa.

Giá trị dinh dưỡng

Một củ cà rốt cỡ trung bình có 19 mg calci, 32 mg phospho, 233 mg kali, 7 mg sinh tố C, 7 gr carbohydrat, 5 gr đường, 2gr chất xơ, 1gr chất đạm, 6.000mcg sinh tố A, 40 calori, không có chất béo hoặc cholesterol.

Một ly (240ml) nước cà rốt lạnh nguyên chất cung cấp khoảng 59 mg calci, 103 mg phospho, 718 mg kali, 21 mg sinh tố C, 23 g carbohydrat và 18.000mcg sinh tố A. Thật là một món giải khát vừa ngon vừa bổ dưỡng.

Cà rốt như thực phẩm

Vị dịu ngọt của cà rốt rất thích hợp với nhiều thực phẩm khác, cho nên có nhiều cách để nấu nướng cà rốt.

Cà rốt có thể ăn sống hay nấu chín với nhiều thực phẩm khác, nhất là với các loại thịt động vật. Người viết không dám lạm bàn. Chỉ xin thưa rằng: bò kho mà không có cà rốt thì chẳng phải bò kho. Cảm lạnh mà được một bát canh thịt nạc nấu với cà rốt, đậu hà lan thêm vài nhánh hành tươi, ăn khi còn nóng hổi thì thấy nhẹ cả người. Chả giò chấm nước mắm pha chua, cay, ngọt mà không có cà rốt thái sợi thì ăn mất ngon. Cà rốt cào nhỏ, thêm chút bơ ăn với bánh mì thịt nguội thì tuyệt trần đời...

 Dù ăn cách nào, sống hay chín, cà rốt vẫn giữ được các chất bổ dưỡng. Đặc biệt khi nấu thì cà rốt ngọt, thơm hơn vì sức nóng làm tan màng bao bọc carotene, tăng chất này trong món ăn. Nhưng nấu chín quá thì một lượng lớn carotene bị phân hủy.

Cà rốt ăn sống là món ăn rất bổ dưỡng vì nhiều chất xơ mà lại ít calori. Cà rốt tươi có thể làm món rau trộn với các rau khác.

Cà rốt đông lạnh cũng tốt như cà rốt ăn sống hoặc nấu chín, chỉ có cà rốt phơi hay sấy khô là mất đi một ít beta carotene. Cà rốt ngâm giấm đường cũng là món ăn ưa thích của nhiều người.

Ăn nhiều cà rốt đưa đến tình trạng da có màu vàng như nghệ. Lý do là chất beta caroten không được chuyển hóa hết sang sinh tố A nên tồn trữ ở trên da, nhất là ở lòng bàn tay, bàn chân, sau vành tai. Tình trạng này không gây nguy hại gì và màu da sẽ trở lại bình thường sau khi bớt tiêu thụ cà rốt.

Nước vắt cà rốt là món thức uống tuyệt hảo.

Rửa sạch cà rốt với một bàn chải hơi cứng, đừng bỏ hết vỏ vì sinh tố và khoáng chất nằm ngay dưới vỏ. Sau khi ép, nên uống ngay để có hương vị tươi mát. Muốn để dành nước cà rốt, nên cho vào chai đậy kín để tránh oxy hóa rồi cất trong tủ lạnh. Nên lựa cà rốt lớn, chắc nịch với mầu vàng đậm hơn là loại vàng nhạt, để có nhiều caroten.

Có thể pha uống chung nước cốt cà rốt với nước trái cam, cà chua, dứa để tạo ra một hỗn hợp nước uống mang nhiều hương vị khác nhau.

Lá cà rốt cũng có thể ăn được, nhưng hơi đắng vì chứa nhiều kali. Lá có nhiều chất đạm, khoáng và sinh tố. Ðể bớt cay, trộn một chút giấm đường. Lá có tính cách sát trùng nên nước cốt lá cà rốt được thêm vào nước súc miệng để khử trùng.

Công dụng y học

Cà rốt chứa rất nhiều beta carotene, còn gọi là tiền- vitamin A, vì chất này được gan chuyển thành sinh tố A với sự trợ giúp của một lượng rất ít chất béo.

 Trong 100 gr cà rốt có 12.000 microgram (mcg) caroten, có khả năng được chuyển hóa thành khoảng 6000mcg vitamin A trong cơ thể. Trong khi đó thì lượng caroten do 100gr khoai lang cung cấp là 6000 mcg, xoài là 1,200 mcg, đu đủ từ 1,200 đến 1,500 mcg, cà chua có 600mcg, bắp su có 300 mcg, cam có 50 mcg caroten...

Nhà dinh dưỡng uy tín Hoa Kỳ Roberta Roberti đã liệt kê một số công dụng của cà rốt đối với cơ thể như: làm tăng tính miễn dịch, nhất là ở người cao tuổi, giảm cháy nắng, giảm các triệu chứng khó chịu khi cai rượu, chống nhiễm trùng, chống viêm phổi, giảm bớt mụn trứng cá, tăng hồng huyết cầu, làm vết thương mau lành, giảm nguy cơ bệnh tim mạch

Bản hướng dẫn về dinh dưỡng của Bộ Canh Nông Hoa Kỳ vào năm 1995 có ghi nhận rằng ‘Các chất dinh dưỡng chống oxy hóa trong thực phẩm thực vật như sinh tố C, carotene, sinh tố A và khoáng selenium đều được các nhà  khoa học thích thú nghiên cứu và  quần chúng ưa dùng vì chúng có khả năng giảm thiểu rủi ro gây ra ung thư và các bệnh mãn tính khác’

Từ thời xa xưa ở Ấn Độ, Hy Lạp và La Mã, cà rốt, nước ép cà rốt, trà cà rốt đã được dùng để trị bệnh

 1- Cà rốt với bệnh ung thư

 Beta carotene có tác dụng chống ung thư trong thời kỳ sơ khởi, khi mà các gốc tự do tác động để biến các tế bào lành mạnh thành tế bào bệnh. Beta carotene là chất chống oxi hóa, ngăn chận tác động của gốc tự do, do đó có thể giảm nguy cơ gây ung thư phổi, nhiếp hộ tuyến, tụy tạng, vú và nhiều loại ung thư khác.

.Theo nhà thảo mộc học J.L.Hartwell thì cà rốt được dùng trong y học dân gian tại một số địa phương rải rác trên thế giới như Bỉ, Chí Lợi, Anh, Đức, Nga, Mỹ... để trị các chứng ung thư, mụn loét có tính ung thư, chứng suy gan và suy tủy sống.

Kết quả nghiên cứu tại Anh và Ðan Mạch cho hay chất Falcarinol trong cà rốt có thể giảm nguy cơ ung thư. Bác sĩ Kirsten Brandt, giáo sư tại Ðại học Newcastle và là một  thành viên của nhóm nghiên cứu cho hay, họ sẽ tiếp tục tìm hiểu coi phải dùng một số lượng là bao nhiêu để hóa chất này có tác dụng ngừa ung thư. Giáo sư Brandt cũng tiết lộ là vẫn ăn cà rốt mỗi ngày.

2- Cà rốt với ung thư phổi

Kết quả nghiên cứu của giáo sư dinh dưỡng Richard Baybutt và cộng sự tại Ðại học Kansas, Hoa Kỳ, cho hay chất gây ung thư benzo(a)pyrene có thể gây ra thiếu sinh tố A trong cơ thể chuột và đưa tới bệnh emphysema. Ông kết luận rằng một chế độ dinh dưỡng có nhiều sinh tố A sẽ bảo vệ cơ thể đối với ung thư phổi và khí thũng phổi (emphysema).

 4- Cà rốt với hệ tiêu hóa

Súp cà rốt rất tốt để hỗ trợ việc điều trị bệnh tiêu chẩy, đặc biệt là ở trẻ em. Súp bổ sung nước và các khoáng chất thất thoát vì tiêu chẩy như K, sodium, phosphor, calcium, magnesium..

 Một số bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nhận xét rằng cà rốt làm bớt táo bón, làm phân mềm và lớn hơn vì có nhiều chất xơ. Do công dụng này, cà rốt cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột già

5- Cà rốt với thị giác

Cà rốt không ngăn ngừa hoặc chữa được cận thị hay viễn thị nhưng khi thiếu sinh tố A, mắt sẽ không nhìn rõ trong bóng tối. Cà rốt có nhiều beta caroten, tiền thân của sinh tố A. Ở võng mạc, sinh tố A biến đổi thành chất rhodopsin, mầu đỏ tía rất cần cho sự nhìn vào ban đêm. Ngoài ra, beta caroten còn là một chất chống oxy hóa rất mạnh có thể ngăn ngừa võng mạc thoái hóa và đục thủy tinh thể. Ðây là hai trong nhiều nguy cơ đưa tới khuyết thị ở người cao tuổi.

Chúng ta chỉ cần ăn một củ cà rốt mỗi ngày là đủ sinh tố A để khỏi bị mù ban đêm.

Nhiều người còn cho là cà rốt với số lượng sinh tố A và Beta Carotene lớn còn có khả năng chữa và ngăn ngừa được các chứng viêm mắt, hột cườm mắt, thoái hóa võng mạc...

Một sự trùng hợp khá lạ là khi cắt đôi, củ cà rốt với các vòng tròn lan ra chung quanh trông giống như đồng tử (pupils)  và mống mắt (iris). Như vậy phải chăng tạo hóa đã sắp đặt để con người nhận ra giá trị của cà rốt đối với cặp mắt...

6- Cà rốt với bệnh tim

Nghiên cứu tại Ðại học Massachsetts với 13,000 người cao tuổi cho thấy nếu họ ăn một củ cà rốt mỗi ngày thì có thể giảm nguy cơ cơn suy tim tới 60%. Ðó là nhờ có chất carotenoid trong cà rốt.

 7- Cà rốt với cao cholesterol

Bác sĩ Peter Hoagland thuộc Bộ Canh Nông Hoa Kỳ cho hay chỉ ăn hai củ cà rốt mỗi ngày có thể hạ cholesterol xuống từ 10-20%. 

Thí nghiệm bên Scotland cho thấy tiêu thụ 200 g cà rốt sống mỗi ngày, liên tục trong 3 tuần lễ, có thể hạ mức cholesterol xuống khoảng 11%.

Các nhà nghiên cứu tại Ðài Loan cũng có cùng ý kiến.

8- Cà rốt với bệnh tiểu đường

Theo S Suzuki, S Kamura, tiêu thụ thực phẩm có nhiều carotenoid có thể làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 bằng cách tăng tác dụng của insulin.

 9- Cà rốt với phụ nữ

Với phụ nữ, cà rốt có thể mang tới nhiều ích lợi như làm giảm kinh nguyệt quá nhiều, giảm triệu chứng khó chịu trước khi có kinh, bớt bị chứng viêm âm hộ và nhiễm trùng đường tiểu tiện nhất là giảm nguy cơ loãng xương sau thời kỳ mãn kinh.

Cà rốt trong đời sống

Các khoa học gia tại Ðại học York bên Anh đã phân tách từ cà rốt một loại chất đạm đặc biệt có thể dùng để chế biến chất chống đông lạnh (antifreeze). Nếu thành công, chất chống đông lạnh này sẽ rất hữu dụng ở trong phòng thí nghiệm để lưu trữ tế bào cho mục đích khoa học cũng như cho việc trồng thực vật khỏi bị đông giá.

Tại phòng thí nghiệm của Ðại học Uwate, Nhật Bản, nhà nghiên cứu Hiroshi Taniguchi đã khám phá ra rằng, một vài loại rau như cà rốt ớt xanh, pumpkins...có thể được sử dụng để chế biến tia laser. Laser hiện nay dược dùng rất phổ biến trong mọi lãnh vực y khoa học.

Trong thế chiến II, phi cơ Ðức quốc Xã thường oanh tạc Luân Ðôn vào ban đêm để tránh bị phòng không Anh bắn hạ. Quân đội Anh lại mới sáng chế ra máy radar để tìm bắn máy bay địch vào ban đêm. Ðể dấu phát minh này, giới chức quân sự Anh nói rằng phi công của họ ăn nhiều cà rốt nên phát hiện được máy bay địch rất rõ, ngày cũng như đêm. Quân đội Ðức không tìm hiểu thêm vì tại nước họ cũng có nhiều người tin như vậy. Ðây chỉ là một giai thoại mà thôi.

Lựa và Cất giữ cà rốt

Mua cà rốt, nên lựa những củ còn lá xanh tươi, củ phải chắc nịch, mầu tươi bóng và hình dáng gọn gàng, nhẵn nhụi. Cà rốt càng có đậm mầu cam là càng có nhiều beta caroten.Tránh mua cà rốt bị nứt, khô teo. Nếu cà rốt không còn lá, nhìn cuống coi có đen không. Nếu cuống đen là cà rốt quá già.

Vì đa số đường của cà rốt nằm trong lõi, nên củ càng to thì lõi cũng lớn hơn và ngọt hơn.

Cà rốt là loại rau khỏe mạnh, chịu đựng được điều kiện thời tiết khó khăn nên có thể để dành lâu hơn nếu biết cách cất giữ.

Trước hết là đừng để thất thoát độ ẩm của rau. Muốn vậy, cất cà rốt ở ngăn lạnh nhất của tủ lạnh, trong túi nhựa hoặc bọc bằng giấy lau tay. Ðừng rửa trước khi cất tủ lạnh, vì cà rốt quá ướt trong túi sẽ mau bị hư. Chỉ rửa trước khi ăn. Cất như vậy có thể để dành được hơn hai tuần lễ.

Ðừng để cà rốt gần táo, lê, khoai tây vì các trái này tiết ra hơi ethylene làm cà rốt trở nên đắng, mau hư.

Nếu cà rốt còn lá, nên cắt bỏ lá trước khi cất trong tủ lạnh, để tránh lá hút hết nước của củ  và mau hư.

Trước khi ăn, rửa củ cà rốt với một bàn chải hơi cứng. Ngoại trừ khi cà rốt quá già hoặc e ngại nhiễm thuốc trừ sâu bọ, không cần gọt bỏ vỏ.

Cà rốt có thể làm đông lạnh để dành mà vẫn ngon.

Trước hết, phải trụng cà rốt trong nước sôi. Ðây là cách để dành đông lạnh cho tất cả các loại rau. Trụng như vậy sẽ ngăn cản  tác dụng làm mất hương vị, cấu trúc của thực phẩm do các enzym có sẵn trong rau.

Sau khi trụng trong nước sôi độ mươi phút, lấy cà rốt ra, cho vào bao nhựa rồi để ngay vào ngăn đông đá.

Kết luận

Cà rốt là món ăn khá rẻ tiền so với lượng dinh dưỡng quý giá mà rau cung cấp. Nhiều người ít ăn cà rốt chỉ vì thiếu hiểu biết đầy đủ về giá trị dinh dưỡng của thực phẩm này. Mặt khác, tập quán ăn uống vốn được thành hình từ thói quen lâu ngày. Cà rốt là loại cây trồng mới được đưa vào Việt Nam từ thế kỷ trước, nên đối với phần đông người Việt, nhất là những người ở xa thành phố, vẫn chưa quen thuộc với việc sử dụng cà rốt thường xuyên trong ngày.

Xin nhắc lại một số đặc tính của cà rốt:

- Cà rốt có hương vị thơm ngọt, có thể ăn chung với thực phẩm khác

- Cà rốt có thể ăn sống hoặc nấu chín

- Trẻ em rất thích ăn cà rốt vì hương vị nhẹ nhàng của cà rốt

- Cà rốt sống mang đi cắm trại hoặc ăn giữa ngày snack rất tiện

- Giá cà rốt tương đối rẻ, lại có sẵn quanh năm

- Cà rốt có nhiều sinh tố A, beta caroten, sinh tố A cần cho làn da, mắt, tóc, sự tăng trưởng và phòng chống bệnh nhiễm. Beta caroten có khả năng giảm thiểu các bệnh kinh niên như tim mạch, ung thư

- Cà rốt có nhiều chất xơ, giảm cholesterol và bệnh đường ruột

- Cà rốt cung cấp rất ít calori, nên ăn nhiều không sợ bị mập phì

Nếu biết tận dụng loại thực phẩm này với các đặc tính như trên, chắc chắn chúng ta sẽ nâng cao tình trạng sức khỏe cũng như phòng ngừa được hầu hết các bệnh do thiếu vitamin A.

Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức Texas-Hoa Kỳ

VỀ MỤC LỤC

- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin gởi về địa chỉ

giaosivietnam@gmail.com

- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:

Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục vụ của Giáo sĩ;  Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh vực; Mỗi  Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)

- Quí vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại

www.conggiaovietnam.net

Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị

Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác nhau.

TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

Lm. Luca Phạm Quốc Sử  USA

 

 

Được chọn giữa loài người và cho loài người; GÍAO SĨ: Xuất phát từ gíao dân, hiện diện vì gíao dân và cậy dựa vào gíao dân, để cùng làm VINH DANH THIÊN CHÚA

*************